Trong giai đoạn 2010-2019, Nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin sẽ ưu tiên cho các dự án làm sạch đất bị nhiễm dioxin, phục hồi môi trường, hỗ trợ những người bị phơi nhiễm dioxin và gia đình họ.
Tại cuộc họp báo công bố Bản tuyên bố và Chương trình hành động giai đoạn 2010-2019, ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đồng trưởng nhóm đối thoại cho biết nhóm sẽ nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là trong các giới chức và nhân dân Mỹ; huy động mọi nguồn lực có thể để hỗ trợ giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Cũng theo ông Xuân, nhóm đã đề ra kế hoạch hành động gồm ba giai đoạn trong khoảng 10 năm, dự kiến kinh phí hoạt động khoảng 300 triệu USD, với hai ưu tiên chính là sức khỏe con người và môi trường.
Đánh giá tình hình chung về vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, Nhóm đối thoại nêu rõ giai đoạn từ năm 1962 đến 1971, Mỹ đã phun, rải hơn 20 triệu galông (hơn 80 triệu lít) chất độc da cam trên khoảng 1/4 lãnh thổ miền Nam Việt Nam, hủy hoại môi trường sinh thái; ít nhất có 4,5 triệu người Việt Nam và 2,8 triệu quân nhân bị phơi nhiễm từ năm 1962 đến 1975.
Đến thời điểm này, các nghiên cứu đã đưa ra 28 điểm nóng là các vùng miền bị ô nhiễm dioxin, đặc biệt là chất độc da cam chứa dioxin có liên quan đến nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo cho người bị phơi nhiễm.
Nhóm đối thoại kêu gọi có sự tài trợ đầy đủ, nhất là từ phía Mỹ để giải quyết một cách cơ bản vấn đề da cam/dioxin - một vấn đề lớn còn tồn tại trong quan hệ Mỹ-Việt, nhằm khẳng định và tăng cường mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Mặc dù Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có nhiều nỗ lực giải quyết những tàn dư của chất độc da cam, nhiều tổ chức của Mỹ và các nước khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự đã hỗ trợ những nỗ lực này, tuy nhiên vấn đề quá phức tạp, đòi hỏi những nguồn lực rất lớn.
Nhóm đối thoại cho rằng Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng các chi phí này, cùng với các nhà tài trợ công và tư nhân khác, bổ sung cho sự đầu tư các nguồn lực từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Nhóm đối thoại có 10 thành viên, gồm năm thành viên phía Việt Nam và năm thành viên phía Mỹ.
Cũng trong ngày 16/6, tại thủ đô Washington của Mỹ, năm thành viên Nhóm đối thoại phía Mỹ cũng họp báo công bố Bản tuyên bố và Chương trình hành động giai đoạn 2010-2019.
Đến dự và phát biểu chúc mừng Nhóm đối thoại với vai trò kênh 2 (các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội...) đã xây dựng được lộ trình hoạt động của mình, ông Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng kế hoạch hành động của nhóm là biểu hiện sinh động của sự hợp tác, đóng góp hiệu quả của các thành viên hai bên Việt Nam và Mỹ.
Ông Son cũng cho rằng nếu được thực hiện tốt, kế hoạch này sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp góp phần cho công việc giải quyết dài hạn hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam./.
Tại cuộc họp báo công bố Bản tuyên bố và Chương trình hành động giai đoạn 2010-2019, ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đồng trưởng nhóm đối thoại cho biết nhóm sẽ nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là trong các giới chức và nhân dân Mỹ; huy động mọi nguồn lực có thể để hỗ trợ giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Cũng theo ông Xuân, nhóm đã đề ra kế hoạch hành động gồm ba giai đoạn trong khoảng 10 năm, dự kiến kinh phí hoạt động khoảng 300 triệu USD, với hai ưu tiên chính là sức khỏe con người và môi trường.
Đánh giá tình hình chung về vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, Nhóm đối thoại nêu rõ giai đoạn từ năm 1962 đến 1971, Mỹ đã phun, rải hơn 20 triệu galông (hơn 80 triệu lít) chất độc da cam trên khoảng 1/4 lãnh thổ miền Nam Việt Nam, hủy hoại môi trường sinh thái; ít nhất có 4,5 triệu người Việt Nam và 2,8 triệu quân nhân bị phơi nhiễm từ năm 1962 đến 1975.
Đến thời điểm này, các nghiên cứu đã đưa ra 28 điểm nóng là các vùng miền bị ô nhiễm dioxin, đặc biệt là chất độc da cam chứa dioxin có liên quan đến nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo cho người bị phơi nhiễm.
Nhóm đối thoại kêu gọi có sự tài trợ đầy đủ, nhất là từ phía Mỹ để giải quyết một cách cơ bản vấn đề da cam/dioxin - một vấn đề lớn còn tồn tại trong quan hệ Mỹ-Việt, nhằm khẳng định và tăng cường mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Mặc dù Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có nhiều nỗ lực giải quyết những tàn dư của chất độc da cam, nhiều tổ chức của Mỹ và các nước khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự đã hỗ trợ những nỗ lực này, tuy nhiên vấn đề quá phức tạp, đòi hỏi những nguồn lực rất lớn.
Nhóm đối thoại cho rằng Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng các chi phí này, cùng với các nhà tài trợ công và tư nhân khác, bổ sung cho sự đầu tư các nguồn lực từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Nhóm đối thoại có 10 thành viên, gồm năm thành viên phía Việt Nam và năm thành viên phía Mỹ.
Cũng trong ngày 16/6, tại thủ đô Washington của Mỹ, năm thành viên Nhóm đối thoại phía Mỹ cũng họp báo công bố Bản tuyên bố và Chương trình hành động giai đoạn 2010-2019.
Đến dự và phát biểu chúc mừng Nhóm đối thoại với vai trò kênh 2 (các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội...) đã xây dựng được lộ trình hoạt động của mình, ông Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng kế hoạch hành động của nhóm là biểu hiện sinh động của sự hợp tác, đóng góp hiệu quả của các thành viên hai bên Việt Nam và Mỹ.
Ông Son cũng cho rằng nếu được thực hiện tốt, kế hoạch này sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp góp phần cho công việc giải quyết dài hạn hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)