Trong báo cáo đăng trên tạp chí “Tâm lý học” số ra mới nhất, các nhà khoa học thuộc Đại học South Dakota, Mỹ cho biết, trước khi yêu cầu ông chủ tăng lương nên uống một chút nước đường nhằm giúp giảm bớt sự mất bình tĩnh.
Chuyên gia tâm lý học Wang Xiaotian thuộc Đại học South Dakota, Mỹ cho biết: “Mục đích của việc nghiên cứu này là tìm xem sự ảnh hưởng của nồng độ đường trong máu đối với trạng thái tình cảm của con người. Hay nói cách khác, khi mức độ đường trong máu tăng lên, bạn có lòng kiên nhẫn để chờ đợi sự tăng lương hay không.”
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 65 sinh viên trong trường, trong đó có một nửa sinh viên thí nghiệm trong tình trạng chưa ăn uống gì, một nửa còn lại trước khi thí nghiệm đã uống một chút đường tuy nhiên không uống nước có ga hoặc càphê.
Sau đó các nhà khoa học yêu cầu sinh viên trả lời một loạt câu hỏi ví dụ như, yêu cầu các sinh viên đưa ra sự lựa chọn giữa hai trường hợp: “ngày mai” bạn kiếm được một ít tiền hoặc trong tương lai bạn kiếm được một khoản tiền kếch xù. Các nhà khoa học đã tiến hành đo nồng độ đường trong máu của những đối tượng trên trước và sau khi tiến hành thí nghiệm, đồng thời tiến hành so sánh đối chiếu với sự biểu hiện của họ trong khi tiến hành hỏi đáp.
Kết quả thí nghiêm cho thấy, những sinh viên có nồng độ đường tương đối cao không đưa ra những quyết định vội vã và mất bình tĩnh, trong khi đó những đối tượng không uống chất có đường, hoặc có hàm lượng đường thấp thì lại dễ đưa ra sự lựa chọn mất bình tĩnh và vội vàng./.
Chuyên gia tâm lý học Wang Xiaotian thuộc Đại học South Dakota, Mỹ cho biết: “Mục đích của việc nghiên cứu này là tìm xem sự ảnh hưởng của nồng độ đường trong máu đối với trạng thái tình cảm của con người. Hay nói cách khác, khi mức độ đường trong máu tăng lên, bạn có lòng kiên nhẫn để chờ đợi sự tăng lương hay không.”
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 65 sinh viên trong trường, trong đó có một nửa sinh viên thí nghiệm trong tình trạng chưa ăn uống gì, một nửa còn lại trước khi thí nghiệm đã uống một chút đường tuy nhiên không uống nước có ga hoặc càphê.
Sau đó các nhà khoa học yêu cầu sinh viên trả lời một loạt câu hỏi ví dụ như, yêu cầu các sinh viên đưa ra sự lựa chọn giữa hai trường hợp: “ngày mai” bạn kiếm được một ít tiền hoặc trong tương lai bạn kiếm được một khoản tiền kếch xù. Các nhà khoa học đã tiến hành đo nồng độ đường trong máu của những đối tượng trên trước và sau khi tiến hành thí nghiệm, đồng thời tiến hành so sánh đối chiếu với sự biểu hiện của họ trong khi tiến hành hỏi đáp.
Kết quả thí nghiêm cho thấy, những sinh viên có nồng độ đường tương đối cao không đưa ra những quyết định vội vã và mất bình tĩnh, trong khi đó những đối tượng không uống chất có đường, hoặc có hàm lượng đường thấp thì lại dễ đưa ra sự lựa chọn mất bình tĩnh và vội vàng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)