Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Circulation, uống hàng ngày 1/3 lượng nước có đường có thể làm tăng 20% nguy cơ bị các bệnh về tim mạch.
Nghiên cứu này, được thực hiện với hơn 42.000 người da trắng ở độ tuổi từ 40-75 làm việc trong lĩnh vực y tế, cho thấy mức tăng 20% nguy cơ bị các bệnh về tim mạch ở những người uống hàng ngày 1/3 lượng nước có đường, đã được duy trì trong một thời gian dài sau khi tính đến những nhân tố khác góp phần làm tăng nguy cơ mắc những bệnh này như nghiện thuốc lá, việc suốt ngày ở trong nhà, uống rượu và tiền sử bị bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nguy cơ trên sẽ không tăng ở những người uống nước có đường chỉ 2 lần/tuần hoặc ít hơn.
Các nhà khoa học cũng đã kiểm tra lượng lipid và protein trong máu của những người tham gia nghiên cứu và thấy rằng so với những người không uống nước có đường, những người uống loại nước này hàng ngày có lượng protein C phản ứng (CRP), một dấu hiệu của viêm nhiễm và tỷ lệ cholesterol xấu cao hơn trong khi tỷ lệ cholesterol tốt quá thấp./.
Nghiên cứu này, được thực hiện với hơn 42.000 người da trắng ở độ tuổi từ 40-75 làm việc trong lĩnh vực y tế, cho thấy mức tăng 20% nguy cơ bị các bệnh về tim mạch ở những người uống hàng ngày 1/3 lượng nước có đường, đã được duy trì trong một thời gian dài sau khi tính đến những nhân tố khác góp phần làm tăng nguy cơ mắc những bệnh này như nghiện thuốc lá, việc suốt ngày ở trong nhà, uống rượu và tiền sử bị bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nguy cơ trên sẽ không tăng ở những người uống nước có đường chỉ 2 lần/tuần hoặc ít hơn.
Các nhà khoa học cũng đã kiểm tra lượng lipid và protein trong máu của những người tham gia nghiên cứu và thấy rằng so với những người không uống nước có đường, những người uống loại nước này hàng ngày có lượng protein C phản ứng (CRP), một dấu hiệu của viêm nhiễm và tỷ lệ cholesterol xấu cao hơn trong khi tỷ lệ cholesterol tốt quá thấp./.
Lê Bàng (Vietnam+)