Đại hội VIII của Hội Nhà văn Việt Nam vừa kết thúc. Phóng viên Vietnam+ đã kịp thời gặp Inrasara-nhà thơ, nhà phê bình văn học người Chăm. Hy vọng qua phần trao đối với chúng tôi dưới đây, ông Inrasara sẽ phần nào giúp độc giả hiểu đôi nét về văn học thiểu số gần đây cũng như triển vọng trong sự phát triển chung của văn học Việt Nam.
- Văn hóa Chăm từng đoạt nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước, ông có thể điiểm lại vài nét nổi bật của văn học thiểu số trong mấy năm trở lại đây?
Nhà thơ Inrasara: Vài năm qua, văn học dân tộc thiểu số Việt Nam có các thành tựu nhất định. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm đoạt giải thưởng cấp quốc gia. Thế nhưng, thế mạnh của văn học thiểu số là thơ đã chững lại.
Khi các tác giả dân tộc Chăm xuất hiện qua sự ra đời của đặc san Tagalau (tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Chăm vào năm 2000), thơ dân tộc thiểu số mới có giọng khác lạ. Các tác giả tiêu biểu như: Trà Vigia, Jalau Anưk…
Trong đó, năm vừa rồi, Tuệ Nguyên với “Những giấc mơ đa chiều” và Đồng Chuông Tử với “Mùi hương của im lặng” vào chung khảo giải thưởng Bách Việt là một ghi nhận quan trọng.
Từ đó, kích thích thế hệ mới của cây bút dân tộc thiểu số dấn thân vào tìm tòi, khai phá thủ pháp, cách thể hiện mới.
- Theo ông, các nhà văn, nhà thơ thuộc dân tộc thiểu số đã nhận được hỗ trợ gì từ phía Hội Nhà văn Việt Nam cho việc thúc đẩy sáng tác của mình?
Nhà thơ Inrasara: Ở Hội Nhà văn Việt Nam, có Hội đồng văn học dân tộc và miền núi. Dù tiếng nói của hội đồng này không mạnh nhưng cũng phải ghi nhận sự có mặt ấy. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, văn học dân tộc thiểu số vẫn chưa có tiếng nói riêng của mỗi dân tộc.
Đặc san Tagalau được xuất bản là do nỗ lực của một số trí thức người Chăm. Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam còn chưa hỗ trợ được nó, nói chi đến Hội Nhà văn Việt Nam.
Đây là một vấn đề rất đáng đặt ra. Bởi, tác phẩm văn chương hay, độc đáo không chỉ được sáng tác, tác giả xuất sắc không chỉ sống tập trung ở các trung tâm văn hóa lớn mà còn ở các vùng ngoại vi. Chính nó làm nên sự phong phú.
- Nhắc đến văn học thiểu số, nhiều người mới chỉ biết đến tên Y Phương, Cao Duy Sơn, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Mai Liễu, Inrasara... Như vậy là chưa nhiều. Ông nhận định thế nào về hiện trạng này? Ông có đã có dự định gì cho việc quảng bá văn học Chăm sâu rộng hơn đến đông đảo bạn đọc?
Nhà thơ Inrasara: Đúng. Chưa có nhiều tác giả dân tộc thiểu số tên tuổi có tiếng nói uy tín trên văn đàn. Bởi các cây viết người dân tộc thiểu số từ tiếng dân tộc bước sang sáng tác bằng tiếng Việt trở ngại về ngôn ngữ không phải là nhỏ.
Riêng Chăm, ngoài Inrasara, các tác giả Chăm cũng đã ra mắt vài tác phẩm riêng. Họ in cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt. Đó là các nỗ lực cá nhân rất đáng trân trọng.
Còn chuyện “quảng bá,” chính đặc san Tagalau mới có vai trò quan trọng nhất. Nó chẳng những được phổ biến rộng vào cộng đồng Chăm ở 10 tỉnh khác nhau mà còn là tiếng nói của cây viết Chăm gửi đến các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
- Qua Đại hội lần này của Hội Nhà văn Việt Nam, có mở ra điều gì cho tương lai của văn học thiểu số không, thưa ông?
Nhà thơ Inrasara: Hy vọng, sau đại hội này, Hội Nhà văn Việt Nam vươn tay ra xa hơn, đến tận vùng sâu, vùng xa nhất của đất nước. Từ đó khám phá các tài năng vẫn còn chìm trong bóng tối vô danh.
- Ngoài tư cách nhà thơ, nhà nghiên cứu, ông còn được dư luận đánh giá là nhà phê bình “sắc” và “nhậy”. Những tác phẩm có tính đổi mới được ông đón nhận tích cực và hào hứng giúp tiếp lửa cho người viết, bạn đọc. Ông có "bí quyết" gì không và xin ông kể một vài nhà văn mới nổi gây ấn tượng trong ông?
Nhà thơ Inrasara: Tôi theo dõi rất sát sao biến động của văn chương Việt Nam đương đại, nhất là lĩnh vực thơ ca. Thơ từ trong nước đến hải ngoại, từ Nam ra Bắc, dân tộc thiểu số và đa số, văn chương trên giấy và văn chương trên mạng…
Tôi theo dõi và ghi nhận các biến động đó như một người lập biên bản trung thành và chuyên cần. Trong 10 năm trở lại đây, qua việc ghi nhận đó tôi đã làm thành bộ “Thơ Việt đương đại.” Bộ này gồm có: “Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại,” “Thơ Việt thời đổi mới,” “Thơ Việt đương đại - các khuôn mặt mới.”
Gần 50 tác giả thơ xuất hiện từ năm 2000 được ghi nhận các nỗ lực làm mới thơ của họ. Trong số đó, có những tác giả đã có tác phẩm xuất bản từ lâu nhưng đến khi thay đổi cách làm thơ họ mới khẳng định được mình. Điển hình như: Vĩnh Tài, Trần Tuấn, Đinh Thị Như Thúy…
Cũng có tác giả rất mới và chỉ xuất hiện trên mạng nhưng thơ họ sớm có giọng riêng, không thiếu độc đáo. Tiểu Anh, Lưu Mê Lan là ví dụ.
“Lập biên bản” các hiện tượng này cũng là cách đóng góp cho tiến trình phát triển văn học nước nhà.
Xin cảm ơn ông!
- Văn hóa Chăm từng đoạt nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước, ông có thể điiểm lại vài nét nổi bật của văn học thiểu số trong mấy năm trở lại đây?
Nhà thơ Inrasara: Vài năm qua, văn học dân tộc thiểu số Việt Nam có các thành tựu nhất định. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm đoạt giải thưởng cấp quốc gia. Thế nhưng, thế mạnh của văn học thiểu số là thơ đã chững lại.
Khi các tác giả dân tộc Chăm xuất hiện qua sự ra đời của đặc san Tagalau (tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Chăm vào năm 2000), thơ dân tộc thiểu số mới có giọng khác lạ. Các tác giả tiêu biểu như: Trà Vigia, Jalau Anưk…
Trong đó, năm vừa rồi, Tuệ Nguyên với “Những giấc mơ đa chiều” và Đồng Chuông Tử với “Mùi hương của im lặng” vào chung khảo giải thưởng Bách Việt là một ghi nhận quan trọng.
Từ đó, kích thích thế hệ mới của cây bút dân tộc thiểu số dấn thân vào tìm tòi, khai phá thủ pháp, cách thể hiện mới.
- Theo ông, các nhà văn, nhà thơ thuộc dân tộc thiểu số đã nhận được hỗ trợ gì từ phía Hội Nhà văn Việt Nam cho việc thúc đẩy sáng tác của mình?
Nhà thơ Inrasara: Ở Hội Nhà văn Việt Nam, có Hội đồng văn học dân tộc và miền núi. Dù tiếng nói của hội đồng này không mạnh nhưng cũng phải ghi nhận sự có mặt ấy. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, văn học dân tộc thiểu số vẫn chưa có tiếng nói riêng của mỗi dân tộc.
Đặc san Tagalau được xuất bản là do nỗ lực của một số trí thức người Chăm. Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam còn chưa hỗ trợ được nó, nói chi đến Hội Nhà văn Việt Nam.
Đây là một vấn đề rất đáng đặt ra. Bởi, tác phẩm văn chương hay, độc đáo không chỉ được sáng tác, tác giả xuất sắc không chỉ sống tập trung ở các trung tâm văn hóa lớn mà còn ở các vùng ngoại vi. Chính nó làm nên sự phong phú.
- Nhắc đến văn học thiểu số, nhiều người mới chỉ biết đến tên Y Phương, Cao Duy Sơn, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Mai Liễu, Inrasara... Như vậy là chưa nhiều. Ông nhận định thế nào về hiện trạng này? Ông có đã có dự định gì cho việc quảng bá văn học Chăm sâu rộng hơn đến đông đảo bạn đọc?
Nhà thơ Inrasara: Đúng. Chưa có nhiều tác giả dân tộc thiểu số tên tuổi có tiếng nói uy tín trên văn đàn. Bởi các cây viết người dân tộc thiểu số từ tiếng dân tộc bước sang sáng tác bằng tiếng Việt trở ngại về ngôn ngữ không phải là nhỏ.
Riêng Chăm, ngoài Inrasara, các tác giả Chăm cũng đã ra mắt vài tác phẩm riêng. Họ in cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt. Đó là các nỗ lực cá nhân rất đáng trân trọng.
Còn chuyện “quảng bá,” chính đặc san Tagalau mới có vai trò quan trọng nhất. Nó chẳng những được phổ biến rộng vào cộng đồng Chăm ở 10 tỉnh khác nhau mà còn là tiếng nói của cây viết Chăm gửi đến các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
- Qua Đại hội lần này của Hội Nhà văn Việt Nam, có mở ra điều gì cho tương lai của văn học thiểu số không, thưa ông?
Nhà thơ Inrasara: Hy vọng, sau đại hội này, Hội Nhà văn Việt Nam vươn tay ra xa hơn, đến tận vùng sâu, vùng xa nhất của đất nước. Từ đó khám phá các tài năng vẫn còn chìm trong bóng tối vô danh.
- Ngoài tư cách nhà thơ, nhà nghiên cứu, ông còn được dư luận đánh giá là nhà phê bình “sắc” và “nhậy”. Những tác phẩm có tính đổi mới được ông đón nhận tích cực và hào hứng giúp tiếp lửa cho người viết, bạn đọc. Ông có "bí quyết" gì không và xin ông kể một vài nhà văn mới nổi gây ấn tượng trong ông?
Nhà thơ Inrasara: Tôi theo dõi rất sát sao biến động của văn chương Việt Nam đương đại, nhất là lĩnh vực thơ ca. Thơ từ trong nước đến hải ngoại, từ Nam ra Bắc, dân tộc thiểu số và đa số, văn chương trên giấy và văn chương trên mạng…
Tôi theo dõi và ghi nhận các biến động đó như một người lập biên bản trung thành và chuyên cần. Trong 10 năm trở lại đây, qua việc ghi nhận đó tôi đã làm thành bộ “Thơ Việt đương đại.” Bộ này gồm có: “Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại,” “Thơ Việt thời đổi mới,” “Thơ Việt đương đại - các khuôn mặt mới.”
Gần 50 tác giả thơ xuất hiện từ năm 2000 được ghi nhận các nỗ lực làm mới thơ của họ. Trong số đó, có những tác giả đã có tác phẩm xuất bản từ lâu nhưng đến khi thay đổi cách làm thơ họ mới khẳng định được mình. Điển hình như: Vĩnh Tài, Trần Tuấn, Đinh Thị Như Thúy…
Cũng có tác giả rất mới và chỉ xuất hiện trên mạng nhưng thơ họ sớm có giọng riêng, không thiếu độc đáo. Tiểu Anh, Lưu Mê Lan là ví dụ.
“Lập biên bản” các hiện tượng này cũng là cách đóng góp cho tiến trình phát triển văn học nước nhà.
Xin cảm ơn ông!
Thiên Linh (Vietnam+)