Thấy kẻ lạ hì hục đào bới trên đường biên giới, ông Võ Văn Thanh lập cập chạy vào chòi canh tôm, với tay lấy chiếc điện thoại cũ ấn số gọi báo bộ đội biên phòng. Ở cái vùng biên giới xa xôi nơi Tây Nam Tổ quốc-cửa khẩu Hà Tiên, việc quân dân dùng điện thoại thông báo, phối hợp để ngăn chặn hành động của kẻ xấu đã là hoạt động không thể thiếu trong công việc bảo vệ biên cương. Mỗi người dân là một chiến sĩ
Hòa vào tiếng máy nổ giòn tan của chiếc ghe nhỏ chở chúng tôi ngược dòng Giang Thành để tìm đến khu nuôi tôm của ông Võ Văn Thanh (Ba Thanh) nằm ở phường Đông Hồ (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang), Thượng tá Phạm Quảng Ngãi, Chính trị viên đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên kể rằng, cả thị xã Hà Tiên có 14,5 km đường biên cuối cùng trên cực Nam đất liền của Việt Nam. Số đường biên không quá dài dài, nhưng với hơn 30 cán bộ chiến sĩ, vừa đảm bảo công tác quản lý hành chính xuất nhập cảnh, vừa làm công việc quan sự, dân vận, phòng chống buôn lậu và các loại tội phạm biên giới… thì khối lượng công việc của đồn biên phòng Hà Tiên không hề nhẹ. Chính trị viên phó, Đại úy Danh Kim Huôl thì nói vui rằng nếu cả đồn “dàn hàng ngang” để bảo vệ đường biên thì cũng phải cách nhau khoảng 500m mới có một người. Và vì thế, lực lượng thường trực quan trọng để bảo vệ tấc đất quê hương chính là người dân làm ăn, sinh sống dọc đường biên. “Dân vận là công tác mũi nhọn của biên phòng. Nếu không có người dân, chúng tôi không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,” anh Huôl tiếp lời. Như thế, người lính biên phòng phải thiết lập và giữ được mối liên lạc mật thiết với từng gia đình, người dân sống dọc biên giới. Cả đồn có 4 chiến sĩ dân tộc Khmer, họ nhanh chóng truyền cho nhau ngôn ngữ, rồi cả phong tục, tập quán của đồng bào để làm công tác dân vận. Đến với nhau bằng tấm lòng, nhiều bộ đội cụ Hồ đã trở thành con nuôi, thành viên của gia đình họ. Mối tình quân dân mật thiết ấy khiến bất cứ hành động lớn nhỏ nào có thể làm hại đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ… đều được cấp báo để xử lý kịp thời. Theo lời Thượng tá Phạm Quảng Ngãi, mối tình quân dân của cán bộ, chiến sĩ đồn Hà Tiên là vô cùng khăng khít. Minh chứng cho điều này chính là việc người dân thường xuyên cấp báo những “tin nóng” cho bộ đội biên phòng. Đó là những vụ như người dân nước bạn đào mốc giới lấy nước làm ruộng năm 2007, hay di dời thước mốc giới lấn sang phía Việt Nam 50m hồi năm 2009 để lấy thêm đất ruộng… “Vũ khí uy lực”
Ghe cập bờ. Thấy trong đám khách lạ có bóng dáng màu áo lính biên phòng, ông Ba Thanh bỏ dở công việc ở đầm tôm, hồ hởi với những cái bắt tay thật chặt. Hình ảnh ấy khiến chúng tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ trước đó với ông Nguyễn Phước Hồng (ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức). Thấy Huôl, ông Hồng bật dậy khỏi giường, gương mặt mệt mỏi của tuổi tác thường ngày dường như bay đi đâu mất mà chen vào đó là tiếng cười sảng khoái.
Hòa vào tiếng máy nổ giòn tan của chiếc ghe nhỏ chở chúng tôi ngược dòng Giang Thành để tìm đến khu nuôi tôm của ông Võ Văn Thanh (Ba Thanh) nằm ở phường Đông Hồ (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang), Thượng tá Phạm Quảng Ngãi, Chính trị viên đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên kể rằng, cả thị xã Hà Tiên có 14,5 km đường biên cuối cùng trên cực Nam đất liền của Việt Nam. Số đường biên không quá dài dài, nhưng với hơn 30 cán bộ chiến sĩ, vừa đảm bảo công tác quản lý hành chính xuất nhập cảnh, vừa làm công việc quan sự, dân vận, phòng chống buôn lậu và các loại tội phạm biên giới… thì khối lượng công việc của đồn biên phòng Hà Tiên không hề nhẹ. Chính trị viên phó, Đại úy Danh Kim Huôl thì nói vui rằng nếu cả đồn “dàn hàng ngang” để bảo vệ đường biên thì cũng phải cách nhau khoảng 500m mới có một người. Và vì thế, lực lượng thường trực quan trọng để bảo vệ tấc đất quê hương chính là người dân làm ăn, sinh sống dọc đường biên. “Dân vận là công tác mũi nhọn của biên phòng. Nếu không có người dân, chúng tôi không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,” anh Huôl tiếp lời. Như thế, người lính biên phòng phải thiết lập và giữ được mối liên lạc mật thiết với từng gia đình, người dân sống dọc biên giới. Cả đồn có 4 chiến sĩ dân tộc Khmer, họ nhanh chóng truyền cho nhau ngôn ngữ, rồi cả phong tục, tập quán của đồng bào để làm công tác dân vận. Đến với nhau bằng tấm lòng, nhiều bộ đội cụ Hồ đã trở thành con nuôi, thành viên của gia đình họ. Mối tình quân dân mật thiết ấy khiến bất cứ hành động lớn nhỏ nào có thể làm hại đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ… đều được cấp báo để xử lý kịp thời. Theo lời Thượng tá Phạm Quảng Ngãi, mối tình quân dân của cán bộ, chiến sĩ đồn Hà Tiên là vô cùng khăng khít. Minh chứng cho điều này chính là việc người dân thường xuyên cấp báo những “tin nóng” cho bộ đội biên phòng. Đó là những vụ như người dân nước bạn đào mốc giới lấy nước làm ruộng năm 2007, hay di dời thước mốc giới lấn sang phía Việt Nam 50m hồi năm 2009 để lấy thêm đất ruộng… “Vũ khí uy lực”
Ghe cập bờ. Thấy trong đám khách lạ có bóng dáng màu áo lính biên phòng, ông Ba Thanh bỏ dở công việc ở đầm tôm, hồ hởi với những cái bắt tay thật chặt. Hình ảnh ấy khiến chúng tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ trước đó với ông Nguyễn Phước Hồng (ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức). Thấy Huôl, ông Hồng bật dậy khỏi giường, gương mặt mệt mỏi của tuổi tác thường ngày dường như bay đi đâu mất mà chen vào đó là tiếng cười sảng khoái.
Trong câu chuyện bên ngôi nhà lợp lá dừa đơn sơ, ông Ba Thanh liên tục hỏi han từng người lính cặn kẽ như người cha hỏi đứa con đi xa nhà lâu ngày… Chỉ tay ra cột mốc 306 phía Tây, dưới ánh hoàng hôn đã ngả bóng để lại những vệt tím sẫm trên nền trời, ông Ba Thanh nhớ lại vào một buổi chiều tối, khi ra đầm tôm, ông đã nhìn thấy vài người Campuchia đào đất khơi dòng nước cắt ngang qua đường biên giới (thời điểm ấy chưa có cột mốc, việc đào đường sẽ làm mất hiện trạng đường biên). Thấy việc làm gây ảnh hưởng tới chủ quyền lãnh thổ, ông Ba Thanh liền gọi điện ngay tới số máy của biên phòng. Chỉ ít phút sau, lực lượng biên phòng đã có mặt và xử lý vụ việc. Ở nơi đồng không mông quạnh, chỉ có vài căn lều trông tôm, ông Thanh tâm sự mình không hề sợ sệt kẻ lạ, bởi mình làm trên mảnh đất của mình. Ngoài bảo vệ đường biên, đã nhiều lần ông và người dân báo cho lực lượng chức năng những kẻ lạ mặt lai vãng đến vùng đất của mình để kịp thời xử lý. Đó có thể là kẻ xấu tuyên truyền lôi kéo người dân, cũng có thể là kẻ gian buôn lậu… “Ngày trước, chưa có điện thoại, việc báo với cán bộ biên phòng rất khó. Chúng tôi phải đi cả tiếng đồng hồ, rồi cũng chừng ấy thời gian bộ đội mới vào đến nơi. Giờ thì phương tiện cũng nhanh hơn, mà thời gian cũng rút xuống một nửa nhờ cái alo,” ông Thanh cười cười chỉ tay vào cái điện thoại bắt sóng Viettel “căng đét.” Đó là câu chuyện từ năm 2005 trở lại đây, Viettel và các mạng di động đã phủ sóng toàn bộ vùng biên giới ở Hà Tiên. Thậm chí, Viettel Kiên Giang còn phối hợp với đồn biên phòng tặng máy cố định không dây Home phone cho một số người dân để giúp mỗi “vọng gác tiền tiêu” có một phương tiện để liên lạc với chỉ huy. Giờ hầu như ai cũng có một chiếc điện thoại di động nên việc báo thông tin hay chuyện dân vận lại có thêm kênh mới và trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chiếc điện thoại di động nhỏ bé trong tay người dân vùng biên giờ không khác gì thứ “vũ khí uy lực”, hiệu quả hơn lúc nào hết để giám sát, bảo vệ đường biên. Theo lời Đại úy Huôl, trung bình mỗi năm Đồn biên phòng Hà Tiên nhận đến gần 100 tin báo từ cơ sở, trong đó quá nửa là tin báo qua điện thoại với cán bộ chỉ huy đồn. Nhiều tin trong số đó có giá trị và được xử lý kịp thời. Ánh chiều đã tắt. Chiếc ghe chờ sẵn lại đưa chúng tôi xuôi dòng Giang Thành về thị xã Hà Tiên. Ngược chiều với chúng tôi là những chiếc ghe chở những cành mai vàng của người dân chuẩn bị đón xuân. Xen lẫn cái không khí hối hả ấy là những ánh đèn xuyên qua đám dừa nước đang mơn mởn, phản chiếu lấp lánh cả một khúc sông. Một mùa Xuân mới lại đến, người dân khắp nơi trên khắp dẻo đất hình chữ S lại tưng bừng với mai vàng, đào thắm. Và, mối quan hệ mật thiết giữa quân dân vùng biên bao năm qua khiến trong lòng chúng tôi ấm áp, tin tưởng vào những mùa xuân ổn định nơi biên cương Tổ quốc./.
(Vietnam+)