Nhằm đảm bảo vốn cho các ban quản lý dự án và các dự án đang triển khai, Bộ Giao thông Vận tải đã được Chính phủ cho phép ứng trước 3.000 tỷ đồng vốn Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã cho biết như trên tại buổi ra mắt Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngày 26/3.
Theo Bộ trưởng, việc giải ngân vốn trong năm 2010 tại các dự án đang diễn ra khá tốt. Tại nhiều ban quản lý dự án, hiện tại tiến độ giải ngân đã đạt tới 30-40% kế hoạch cả năm.
"Đây là con số thực sự đáng mừng, nếu so với năm 2009 - năm được coi là có mức giải ngân kỷ lục thì vào thời điểm này cũng chỉ đạt khoảng trên 20%," Bộ trưởng nói.
Theo Quyết định số 107/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục Đường bộ là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
Với mô hình mới này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới như quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê chuẩn các tiêu chuẩn, quy trình xây dựng cơ bản giao thông đường bộ…/.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã cho biết như trên tại buổi ra mắt Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngày 26/3.
Theo Bộ trưởng, việc giải ngân vốn trong năm 2010 tại các dự án đang diễn ra khá tốt. Tại nhiều ban quản lý dự án, hiện tại tiến độ giải ngân đã đạt tới 30-40% kế hoạch cả năm.
"Đây là con số thực sự đáng mừng, nếu so với năm 2009 - năm được coi là có mức giải ngân kỷ lục thì vào thời điểm này cũng chỉ đạt khoảng trên 20%," Bộ trưởng nói.
Theo Quyết định số 107/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục Đường bộ là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
Với mô hình mới này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới như quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê chuẩn các tiêu chuẩn, quy trình xây dựng cơ bản giao thông đường bộ…/.
Uông Lam (Vietnam+)