Từ 4 đến 6/10 tại New York, Ủy ban giải trừ quân bị và an ninh quốc tế (Ủy ban 1) và Ủy ban Kinh tế và Tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành khóa thảo luận chung.
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban 1, Tham tán công sứ Phạm Vinh Quang, Phó trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng trong năm 2010, vấn đề giải trừ quân bị có nhiều tiến bộ, đó là việc Mỹ và Nga ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, sự thành công của Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế như sự bế tắc của Hội nghị về vấn đề giải trừ quân bị (CD) và của Ủy ban giải trừ quân bị của Liên hợp quốc (UNDC). Cộng đồng quốc tế vẫn phải đối mặt với các mối đe dọa do vẫn còn trên 20.000 đầu đạn hạt nhân được triển khai và cất trữ trên khắp thế giới.
Giải trừ quân bị là một vấn đề toàn cầu nên không thể giải quyết được một cách đơn phương hay song phương, mà chỉ những hành động mang tính toàn cầu mới có thể giúp giải quyết được vấn đề này một cách triệt để. Do đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực đa phương và việc Liên hợp quốc đảm nhận một vai trò trung tâm trong việc giải quyết vấn đề này.
Tham tán công sứ Phạm Vinh Quang cũng khẳng định Việt Nam cam kết nỗ lực hơn nữa để cùng với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phấn đấu cho hòa bình và an ninh lâu dài trên toàn thế giới, ngăn chặn các cuộc chạy đua vũ trang cũng như việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Phát biểu tại khóa họp của Ủy ban 2, sau khi điểm lại kết quả của Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) diễn ra cách đây 2 tuần, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh các nước phát triển cần cố gắng hơn nữa nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua việc tăng viện trợ phát triển chính thức (ODA), thúc đẩy thương mại, hoãn nợ, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh lưu thông tài chính, tạo điều kiện để các nước đang phát triển tham gia vào kiến trúc tài chính quốc tế…
Các nước đang phát triển cần tăng cường tính làm chủ, nâng cao năng lực, cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước và hiệu năng vận hành kinh tế-tài chính, kể cả việc sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm.
Đại sứ kêu gọi củng cố và tăng cường các khuôn khổ hợp tác quốc tế mà không được đặt điều kiện, trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và chịu trách nhiệm; các quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển cần hỗ trợ các ưu tiên phát triển của các quốc gia; cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Bắc-Nam, Bắc-Nam-Nam và Nam-Nam.
Đại sứ lưu ý cần nhìn nhận thỏa đáng và huy động sự tham gia thích hợp của các tổ chức khu vực trong việc xử lý nhiều vấn đề kinh tế-xã hội trên địa bàn. Đại sứ đặc biệt đề cao vị trí trung tâm của Liên hợp quốc tại các hoạt động và cơ chế đa phương về phát triển; đề nghị tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong việc đề ra những giải pháp và chương trình phát triển khả thi và huy động những nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện các giải pháp, chương trình đó một cách có phối hợp, gắn kết và hiệu quả; đồng thời nhấn mạnh Liên hợp quốc cần giữ vai trò căn bản trong nỗ lực cải cách cơ cấu quản trị toàn cầu cũng như trong cơ chế toàn cầu đối phó với những thách thức toàn cầu.
Đại sứ Bùi Thế Giang thông báo Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt chính sách và biện pháp nhằm kìm chế đà suy giảm kinh tế, kích thích tăng trưởng, thúc đẩy an sinh và công bằng xã hội, phát triển bền vững.
Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm nay, lạm phát được khống chế ở mức 5,08%, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,2%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%; GDP quý 3 tăng 7,16%; diện tích rừng trồng mới tăng 4,1%; đã tạo được hơn 300.000 việc làm trong 6 tháng đầu năm; và số người nước ngoài tới Việt Nam trong 8 tháng đầu năm tăng 35,3%.
Đại sứ cũng lưu ý việc đất nước còn đứng trước nhiều thách thức như duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đảm bảo môi trường xanh, sạch cho phát triển, đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu…
Trong nỗ lực vượt qua những thách thức này, Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam trân trọng sự hợp tác và hỗ trợ của tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết làm việc chặt chẽ với Ban lãnh đạo của Ủy ban 2 và các quốc gia thành viên để đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề chung trong nghị trình phát triển toàn cầu mà Ủy ban 2 được giao phó./.
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban 1, Tham tán công sứ Phạm Vinh Quang, Phó trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng trong năm 2010, vấn đề giải trừ quân bị có nhiều tiến bộ, đó là việc Mỹ và Nga ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, sự thành công của Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế như sự bế tắc của Hội nghị về vấn đề giải trừ quân bị (CD) và của Ủy ban giải trừ quân bị của Liên hợp quốc (UNDC). Cộng đồng quốc tế vẫn phải đối mặt với các mối đe dọa do vẫn còn trên 20.000 đầu đạn hạt nhân được triển khai và cất trữ trên khắp thế giới.
Giải trừ quân bị là một vấn đề toàn cầu nên không thể giải quyết được một cách đơn phương hay song phương, mà chỉ những hành động mang tính toàn cầu mới có thể giúp giải quyết được vấn đề này một cách triệt để. Do đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực đa phương và việc Liên hợp quốc đảm nhận một vai trò trung tâm trong việc giải quyết vấn đề này.
Tham tán công sứ Phạm Vinh Quang cũng khẳng định Việt Nam cam kết nỗ lực hơn nữa để cùng với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phấn đấu cho hòa bình và an ninh lâu dài trên toàn thế giới, ngăn chặn các cuộc chạy đua vũ trang cũng như việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Phát biểu tại khóa họp của Ủy ban 2, sau khi điểm lại kết quả của Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) diễn ra cách đây 2 tuần, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh các nước phát triển cần cố gắng hơn nữa nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua việc tăng viện trợ phát triển chính thức (ODA), thúc đẩy thương mại, hoãn nợ, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh lưu thông tài chính, tạo điều kiện để các nước đang phát triển tham gia vào kiến trúc tài chính quốc tế…
Các nước đang phát triển cần tăng cường tính làm chủ, nâng cao năng lực, cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước và hiệu năng vận hành kinh tế-tài chính, kể cả việc sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm.
Đại sứ kêu gọi củng cố và tăng cường các khuôn khổ hợp tác quốc tế mà không được đặt điều kiện, trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và chịu trách nhiệm; các quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển cần hỗ trợ các ưu tiên phát triển của các quốc gia; cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Bắc-Nam, Bắc-Nam-Nam và Nam-Nam.
Đại sứ lưu ý cần nhìn nhận thỏa đáng và huy động sự tham gia thích hợp của các tổ chức khu vực trong việc xử lý nhiều vấn đề kinh tế-xã hội trên địa bàn. Đại sứ đặc biệt đề cao vị trí trung tâm của Liên hợp quốc tại các hoạt động và cơ chế đa phương về phát triển; đề nghị tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong việc đề ra những giải pháp và chương trình phát triển khả thi và huy động những nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện các giải pháp, chương trình đó một cách có phối hợp, gắn kết và hiệu quả; đồng thời nhấn mạnh Liên hợp quốc cần giữ vai trò căn bản trong nỗ lực cải cách cơ cấu quản trị toàn cầu cũng như trong cơ chế toàn cầu đối phó với những thách thức toàn cầu.
Đại sứ Bùi Thế Giang thông báo Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt chính sách và biện pháp nhằm kìm chế đà suy giảm kinh tế, kích thích tăng trưởng, thúc đẩy an sinh và công bằng xã hội, phát triển bền vững.
Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm nay, lạm phát được khống chế ở mức 5,08%, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,2%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%; GDP quý 3 tăng 7,16%; diện tích rừng trồng mới tăng 4,1%; đã tạo được hơn 300.000 việc làm trong 6 tháng đầu năm; và số người nước ngoài tới Việt Nam trong 8 tháng đầu năm tăng 35,3%.
Đại sứ cũng lưu ý việc đất nước còn đứng trước nhiều thách thức như duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đảm bảo môi trường xanh, sạch cho phát triển, đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu…
Trong nỗ lực vượt qua những thách thức này, Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam trân trọng sự hợp tác và hỗ trợ của tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết làm việc chặt chẽ với Ban lãnh đạo của Ủy ban 2 và các quốc gia thành viên để đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề chung trong nghị trình phát triển toàn cầu mà Ủy ban 2 được giao phó./.
(TTXVN/Vietnam+)