Là người làm kinh doanh, có bao giờ bạn nghĩ đến các vấn đề kinh doanh thành công hay thất bại có liên quan đến các giá trị đạo đức?
"Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh" là một cuốn sách hướng doanh nhân đến cái nhìn toàn diện hơn về kinh doanh và đạo đức. Phẩm chất đạo đức là cốt lõi của năng lực làm việc tập thể của một doanh nghiệp và là gốc rễ cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dựa trên nền tảng của luận ngữ, tác giả Thiệu Vũ - một nhà nghiên cứu tư tưởng quản lý phương Tây và sau đó chọn con đường nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc - đã chọn lọc ra sáu phẩm chất tinh túy có thể ứng dụng trong kinh doanh. Nói về “Nhân ái” tác giả đã chỉ ra rằng, đây là nền tảng căn bản để trở thành một doanh nhân chân chính. Quan tâm và tôn trọng đồng nghiệp, yêu nghề, dám chịu trách nhiệm, giúp đỡ và ủng hộ người khác, kiên trì bảo vệ quan điểm đúng đắn… là những phẩm chất mà một doanh nhân cần phải có để hướng những sản phẩm, dịch vụ của mình đến mục tiêu tốt đẹp, phục vụ cộng đồng. Với phẩm chất “Thủ chính,” tác giả phân tích gồm hai mặt: ngôn ngữ và hành vi của bản thân. Thủ chính là làm người lương thiện, không ham lợi, không bè phái và đối xử công bằng với mọi người. Ở mức độ ảnh hưởng sâu rộng hơn, tác giả đề cập đến “Tuân lễ.” Lễ trong doanh nghiệp bao gồm: lời nói, hành vi, cử chỉ, giá trị và khái niệm kinh doanh. Một nhân viên tuân thủ lễ nghĩa không những tuân thủ các nguyên tắc của doanh nghiệp mà còn phải thống nhất với doanh nghiệp về các giá trị mà doanh nghiệp mong muốn đóng góp cho xã hội. Phẩm chất được xem là quan trọng nhất, được tác giả đề cập kỹ lưỡng là “Thành tín.” Tác giả nhấn mạnh rằng, nếu không có thành tín thì sẽ không nhận được sự tôn trọng của người khác. Một yếu tố cấu thành của lòng thành tín là sự cầu thị: khi đã nói thì phải làm và làm thì phải có kết quả. Trong câu chuyện của mình, tác giả không quên đề cập đến mối quan hệ phức tạp: sự trung thành của nhân viên. Trung thành với cấp trên, nhưng không có nghĩa là tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng và phải làm tốt công việc được giao. Vì mỗi nhân viên đều có liên quan mật thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp. Và sau cùng, có lẽ một nhân tố không thể thiếu để doanh nghiệp có thể vươn đến những những mục tiêu và phát triển lâu bền, đó là “Hiếu học.” Học cái gì? Học ai? Học như thế nào? Đây là ba vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp phải lưu ý. Và khi đã học thì phải biết ứng dụng trong thực tế. Đây cũng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo được sự mới mẻ, sáng tạo và thích ứng trong mọi cuộc cạnh tranh. Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh có thể xem là cuốn sách nhắc nhở về việc tu dưỡng đạo đức. Bằng những thí dụ minh họa điển hình, dễ hiểu, cuốn sách giúp mỗi doanh nhân sẽ có thể tự tìm cho mình câu trả lời đơn giản và cụ thể nhất.
"Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh" là một cuốn sách hướng doanh nhân đến cái nhìn toàn diện hơn về kinh doanh và đạo đức. Phẩm chất đạo đức là cốt lõi của năng lực làm việc tập thể của một doanh nghiệp và là gốc rễ cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dựa trên nền tảng của luận ngữ, tác giả Thiệu Vũ - một nhà nghiên cứu tư tưởng quản lý phương Tây và sau đó chọn con đường nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc - đã chọn lọc ra sáu phẩm chất tinh túy có thể ứng dụng trong kinh doanh. Nói về “Nhân ái” tác giả đã chỉ ra rằng, đây là nền tảng căn bản để trở thành một doanh nhân chân chính. Quan tâm và tôn trọng đồng nghiệp, yêu nghề, dám chịu trách nhiệm, giúp đỡ và ủng hộ người khác, kiên trì bảo vệ quan điểm đúng đắn… là những phẩm chất mà một doanh nhân cần phải có để hướng những sản phẩm, dịch vụ của mình đến mục tiêu tốt đẹp, phục vụ cộng đồng. Với phẩm chất “Thủ chính,” tác giả phân tích gồm hai mặt: ngôn ngữ và hành vi của bản thân. Thủ chính là làm người lương thiện, không ham lợi, không bè phái và đối xử công bằng với mọi người. Ở mức độ ảnh hưởng sâu rộng hơn, tác giả đề cập đến “Tuân lễ.” Lễ trong doanh nghiệp bao gồm: lời nói, hành vi, cử chỉ, giá trị và khái niệm kinh doanh. Một nhân viên tuân thủ lễ nghĩa không những tuân thủ các nguyên tắc của doanh nghiệp mà còn phải thống nhất với doanh nghiệp về các giá trị mà doanh nghiệp mong muốn đóng góp cho xã hội. Phẩm chất được xem là quan trọng nhất, được tác giả đề cập kỹ lưỡng là “Thành tín.” Tác giả nhấn mạnh rằng, nếu không có thành tín thì sẽ không nhận được sự tôn trọng của người khác. Một yếu tố cấu thành của lòng thành tín là sự cầu thị: khi đã nói thì phải làm và làm thì phải có kết quả. Trong câu chuyện của mình, tác giả không quên đề cập đến mối quan hệ phức tạp: sự trung thành của nhân viên. Trung thành với cấp trên, nhưng không có nghĩa là tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng và phải làm tốt công việc được giao. Vì mỗi nhân viên đều có liên quan mật thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp. Và sau cùng, có lẽ một nhân tố không thể thiếu để doanh nghiệp có thể vươn đến những những mục tiêu và phát triển lâu bền, đó là “Hiếu học.” Học cái gì? Học ai? Học như thế nào? Đây là ba vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp phải lưu ý. Và khi đã học thì phải biết ứng dụng trong thực tế. Đây cũng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo được sự mới mẻ, sáng tạo và thích ứng trong mọi cuộc cạnh tranh. Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh có thể xem là cuốn sách nhắc nhở về việc tu dưỡng đạo đức. Bằng những thí dụ minh họa điển hình, dễ hiểu, cuốn sách giúp mỗi doanh nhân sẽ có thể tự tìm cho mình câu trả lời đơn giản và cụ thể nhất.
"Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh" Tác giả: Thiệu Vũ Nhà xuất bản Lao động Xã hội Giá: 59.000 đồng./. |
(Doanh nhân/Vietnam+)