Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã phát triển một phương pháp điều trị ung thư mới dựa trên nguyên lý hoạt động của tia hồng ngoại mà không gây tác dụng phụ đối với cơ thể.
Trưởng nhóm nghiên cứu Hisataka Kobayashi thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe (NIH) do Mỹ tài trợ. Thí nghiệm đã được tiến hành hiệu quả trên 80% số chuột mắc ung thư mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Kết quả nghiên cứu trên của nhóm đã được đăng tải trên tạp chí “Nature Medicine” của Mỹ số ra ngày 6/11.
Nhóm của ông Kobayashi đã đi sâu nghiên cứu hợp chất hóa học có đặc tính phát nhiệt mỗi khi được chiếu sáng. Các nhà khoa học đã chế ra một loại thuốc kết hợp giữa kháng thể với chất hóa học trên. Kháng thể sẽ bám chặt vào kháng nguyên là protein của thế bào ung thư.
Ít ngày sau khi tiêm loại thuốc này vào cơ thể, các kháng thể này sẽ bám chặt vào bề mặt tế bào ung thư và chất nhạy sáng sẽ phát nhiệt do tia hồng ngoại có khả năng đi xuyên qua cơ thể người và phá vỡ tế bào này. Tia hồng ngoại hoàn toàn vô hại trong khi chất hóa học sẽ chuyển hóa thành năng lượng nhiệt ở bên trong cơ thể nên phương pháp điều trị này được đánh giá là có “độ an toàn cao” trong điều trị căn bệnh nan y này.
Tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiêm thuốc này vào cơ thể chuột mắc ung thư và vài ngày sau, chuột được chiếu tia hồng ngoại 15 phút mỗi ngày, kéo dài trong 2 ngày và lặp lại trong 4 tuần.
Kết quả là 80% số chuột được điều trị dứt điểm. Thông thường, những con chuột có ung thư ác tính sẽ chết sau 2 tuần mắc bệnh/.
Trưởng nhóm nghiên cứu Hisataka Kobayashi thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe (NIH) do Mỹ tài trợ. Thí nghiệm đã được tiến hành hiệu quả trên 80% số chuột mắc ung thư mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Kết quả nghiên cứu trên của nhóm đã được đăng tải trên tạp chí “Nature Medicine” của Mỹ số ra ngày 6/11.
Nhóm của ông Kobayashi đã đi sâu nghiên cứu hợp chất hóa học có đặc tính phát nhiệt mỗi khi được chiếu sáng. Các nhà khoa học đã chế ra một loại thuốc kết hợp giữa kháng thể với chất hóa học trên. Kháng thể sẽ bám chặt vào kháng nguyên là protein của thế bào ung thư.
Ít ngày sau khi tiêm loại thuốc này vào cơ thể, các kháng thể này sẽ bám chặt vào bề mặt tế bào ung thư và chất nhạy sáng sẽ phát nhiệt do tia hồng ngoại có khả năng đi xuyên qua cơ thể người và phá vỡ tế bào này. Tia hồng ngoại hoàn toàn vô hại trong khi chất hóa học sẽ chuyển hóa thành năng lượng nhiệt ở bên trong cơ thể nên phương pháp điều trị này được đánh giá là có “độ an toàn cao” trong điều trị căn bệnh nan y này.
Tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiêm thuốc này vào cơ thể chuột mắc ung thư và vài ngày sau, chuột được chiếu tia hồng ngoại 15 phút mỗi ngày, kéo dài trong 2 ngày và lặp lại trong 4 tuần.
Kết quả là 80% số chuột được điều trị dứt điểm. Thông thường, những con chuột có ung thư ác tính sẽ chết sau 2 tuần mắc bệnh/.
Cao Phong (Vietnam+)