Hen phế quản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng nhanh và trở thành thách thức đối với nền y tế thế giới.
Từ năm 2008, Phòng khám chuyên về hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang triển khai thực hiện chẩn đoán, xử trí và quản lý hen theo “Ứng dụng chiến lược hen toàn cầu GINA,” bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định.
Bác sĩ Tạ Văn Trầm, Phòng khám chuyên về hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, cho biết, bước đầu triển khai điều trị thử nghiệm ở đối tượng bệnh nhân từ 7 tuổi trở lên được chẩn đoán hen và điều trị theo hướng dẫn GINA; tiêu chuẩn chọn mẫu, bệnh nhân được chuẩn đoán xác định hen theo GINA; tiêu chuẩn loại trừ, BN có các bệnh lý tim mạch, bệnh lý phổi khác kèm theo, có thai và đang cho con bú, không đo được hô hấp ký, không đồng ý tham gia.
Theo số liệu thống kê, mỗi bệnh nhân đến khám 11 lần, việc tái khám lần thứ 2 sau 2- 4 tuần sau lần khám và điều trị đầu tiên và sau đó 4 tuần tái khám một lần. Kết quả cho thấy, trong số 300 bệnh nhân, tỷ lệ số bệnh nhân tuân thủ số lần khám bệnh đạt trên 90%.
Qua số liệu thống kê, đánh giá, phân tích cho thấy kết quả điều trị theo GINA đã góp phần giảm triệu chứng đến 98%, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn còn 2%, không còn trường hợp nào phải nhập viên cấp cứu do phát bệnh.
Sau 12 tháng điều trị, mức độ kiểm soát hoàn toàn từ 0% tăng lên gần 60%, kiểm soát một phần tăng lên hơn 40%, không có trường hợp nào không kiểm soát được. Điều này cho thấy khi được điều trị đúng theo GINA các chỉ số hô hấp của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, các triệu chứng lâm sàng cũng được cải thiện tốt theo thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Trầm, điều trị bệnh hen theo GINA không tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian, nhưng cái khó là đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ đúng pháp đồ điều trị và sẽ kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh tái phát. Điều này cho thấy rất có ý nghĩa, bởi lâu nay phần lớn người mắc bệnh hen phế quản chỉ điều trị cắt cơn, không được theo dõi và điều trị, kiểm soát bệnh đúng phác đồ, dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh này diễn ra phổ biến.
Tháng 3/1993, chiến lược toàn cầu về hen (Global Initiative for Asthma- GINA) ra đời nhằm tăng cường sự hiểu biết về hen cho nhân viên y tế, quan chức y tế và công chúng đồng thời cải tiến việc phòng ngừa, điều trị hen. Việc ứng dụng thành công chiến lược hen toàn cầu GINA vào điều trị bệnh hen phế quản tại tỉnh Tiền Giang có ý nghĩa rất lớn đến công tác điều trị hen ở Việt Nam.
Với thành công bước đầu này, hi vọng ngành y tế nên nhân rộng ra toàn hệ thống ngành. Bởi, theo thống kê, ở Việt Nam hiện có hơn 8 triệu người đang mắc hen, chiếm hơn 5% dân số. Hậu quả, 25% bệnh nhân hen cần phải nhập viện điều trị, 42% bệnh nhân phải nghỉ học, 29% bệnh nhân phải nghỉ làm./.
Từ năm 2008, Phòng khám chuyên về hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang triển khai thực hiện chẩn đoán, xử trí và quản lý hen theo “Ứng dụng chiến lược hen toàn cầu GINA,” bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định.
Bác sĩ Tạ Văn Trầm, Phòng khám chuyên về hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, cho biết, bước đầu triển khai điều trị thử nghiệm ở đối tượng bệnh nhân từ 7 tuổi trở lên được chẩn đoán hen và điều trị theo hướng dẫn GINA; tiêu chuẩn chọn mẫu, bệnh nhân được chuẩn đoán xác định hen theo GINA; tiêu chuẩn loại trừ, BN có các bệnh lý tim mạch, bệnh lý phổi khác kèm theo, có thai và đang cho con bú, không đo được hô hấp ký, không đồng ý tham gia.
Theo số liệu thống kê, mỗi bệnh nhân đến khám 11 lần, việc tái khám lần thứ 2 sau 2- 4 tuần sau lần khám và điều trị đầu tiên và sau đó 4 tuần tái khám một lần. Kết quả cho thấy, trong số 300 bệnh nhân, tỷ lệ số bệnh nhân tuân thủ số lần khám bệnh đạt trên 90%.
Qua số liệu thống kê, đánh giá, phân tích cho thấy kết quả điều trị theo GINA đã góp phần giảm triệu chứng đến 98%, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn còn 2%, không còn trường hợp nào phải nhập viên cấp cứu do phát bệnh.
Sau 12 tháng điều trị, mức độ kiểm soát hoàn toàn từ 0% tăng lên gần 60%, kiểm soát một phần tăng lên hơn 40%, không có trường hợp nào không kiểm soát được. Điều này cho thấy khi được điều trị đúng theo GINA các chỉ số hô hấp của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, các triệu chứng lâm sàng cũng được cải thiện tốt theo thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Trầm, điều trị bệnh hen theo GINA không tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian, nhưng cái khó là đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ đúng pháp đồ điều trị và sẽ kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh tái phát. Điều này cho thấy rất có ý nghĩa, bởi lâu nay phần lớn người mắc bệnh hen phế quản chỉ điều trị cắt cơn, không được theo dõi và điều trị, kiểm soát bệnh đúng phác đồ, dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh này diễn ra phổ biến.
Tháng 3/1993, chiến lược toàn cầu về hen (Global Initiative for Asthma- GINA) ra đời nhằm tăng cường sự hiểu biết về hen cho nhân viên y tế, quan chức y tế và công chúng đồng thời cải tiến việc phòng ngừa, điều trị hen. Việc ứng dụng thành công chiến lược hen toàn cầu GINA vào điều trị bệnh hen phế quản tại tỉnh Tiền Giang có ý nghĩa rất lớn đến công tác điều trị hen ở Việt Nam.
Với thành công bước đầu này, hi vọng ngành y tế nên nhân rộng ra toàn hệ thống ngành. Bởi, theo thống kê, ở Việt Nam hiện có hơn 8 triệu người đang mắc hen, chiếm hơn 5% dân số. Hậu quả, 25% bệnh nhân hen cần phải nhập viện điều trị, 42% bệnh nhân phải nghỉ học, 29% bệnh nhân phải nghỉ làm./.
Huỳnh Sử (TTXVN)