Ngày 16/11, tại kỳ họp thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ họp ở thành phố Nairobi (Thủ đô nước Cộng hòa Kenya) đã quyết định công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tính đến nay, UNESCO đã công nhận 213 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; trong đó Việt Nam có 4 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp báo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chiều 30/11 tại Hà Nội.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được UNESCO vinh danh góp phần vào việc phát huy tính sáng tạo của con người và đối thoại giữa các nền văn hóa đồng thời đem đến một tầm nhìn về di sản văn hóa phi vật thể.
Không gian của di sản Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gồm vùng trung tâm và vùng lan tỏa. Vùng trung tâm của di sản gồm: Hội Gióng ở đền Phù Đổng, nơi sinh của người anh hùng; Hội Gióng ở đền Sóc, nơi hóa thân của người anh hùng theo huyền thoại.
Vùng lan tỏa gồm lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); Đông Bộ Đầu (huyện Thường Tín); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Tại cuộc họp báo, đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho biết sẽ mở chuyên mục định kỳ trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội từ tháng Giêng đến hết tháng 4 Âm lịch hàng năm để quảng bá Hội Gióng./.
Tính đến nay, UNESCO đã công nhận 213 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; trong đó Việt Nam có 4 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp báo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chiều 30/11 tại Hà Nội.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được UNESCO vinh danh góp phần vào việc phát huy tính sáng tạo của con người và đối thoại giữa các nền văn hóa đồng thời đem đến một tầm nhìn về di sản văn hóa phi vật thể.
Không gian của di sản Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gồm vùng trung tâm và vùng lan tỏa. Vùng trung tâm của di sản gồm: Hội Gióng ở đền Phù Đổng, nơi sinh của người anh hùng; Hội Gióng ở đền Sóc, nơi hóa thân của người anh hùng theo huyền thoại.
Vùng lan tỏa gồm lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); Đông Bộ Đầu (huyện Thường Tín); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Tại cuộc họp báo, đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho biết sẽ mở chuyên mục định kỳ trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội từ tháng Giêng đến hết tháng 4 Âm lịch hàng năm để quảng bá Hội Gióng./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)