Khả năng nâng cao hiệu quả chương trình giáo dục và các biện pháp phối hợp thúc đẩy phát triển hòa bình là chủ đề được các đại sứ thiện chí của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thảo luận trong hội nghị tại thủ đô Paris ngày 16/10.
Tham dự hội nghị, ngoài các đại sứ thiện chí của UNESCO còn có đại diện chính phủ các nước.
Tâm điểm cuộc thảo luận năm nay là vấn đề giáo dục thanh niên trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, trong đó có cơ hội tiếp cận giáo dục, khả năng lĩnh hội các kỹ năng chuyên môn, bởi đây là những vấn đề liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ đảm bảo phát triển bền vững được Liên hợp quốc tuyên bố là một trong những ưu tiên của mình.
Cuộc họp của các đại sứ thiện chí được tổ chức thường niên với sự tham dự của gần 40 nhân vật nổi tiếng các lĩnh vực giáo dục, xã hội và nghệ thuật. Năm nay, hội nghị diễn ra trong bối cảnh UNESCO đang trải qua thời kỳ khó khăn.
Năm ngoái, Mỹ đã đóng băng phần đóng góp của nước này cho UNESCO, nhằm gây sức ép sau khi UNESCO kết nạp Palestin làm thành viên.
Tuy nhiên, theo đại diện của tổ chức, chính điều này càng làm cho việc phổ biến lý tưởng UNESCO vào thế giới có giá trị hơn.
UNESCO được thành lập năm 1945, có trụ sở đặt tại Paris (Pháp), với mục tiêu chính là ủng hộ hòa bình và bình đẳng trên thế giới. Hiện, tổ chức này có 195 nước thành viên và tám thành viên liên kết ./.
Tham dự hội nghị, ngoài các đại sứ thiện chí của UNESCO còn có đại diện chính phủ các nước.
Tâm điểm cuộc thảo luận năm nay là vấn đề giáo dục thanh niên trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, trong đó có cơ hội tiếp cận giáo dục, khả năng lĩnh hội các kỹ năng chuyên môn, bởi đây là những vấn đề liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ đảm bảo phát triển bền vững được Liên hợp quốc tuyên bố là một trong những ưu tiên của mình.
Cuộc họp của các đại sứ thiện chí được tổ chức thường niên với sự tham dự của gần 40 nhân vật nổi tiếng các lĩnh vực giáo dục, xã hội và nghệ thuật. Năm nay, hội nghị diễn ra trong bối cảnh UNESCO đang trải qua thời kỳ khó khăn.
Năm ngoái, Mỹ đã đóng băng phần đóng góp của nước này cho UNESCO, nhằm gây sức ép sau khi UNESCO kết nạp Palestin làm thành viên.
Tuy nhiên, theo đại diện của tổ chức, chính điều này càng làm cho việc phổ biến lý tưởng UNESCO vào thế giới có giá trị hơn.
UNESCO được thành lập năm 1945, có trụ sở đặt tại Paris (Pháp), với mục tiêu chính là ủng hộ hòa bình và bình đẳng trên thế giới. Hiện, tổ chức này có 195 nước thành viên và tám thành viên liên kết ./.
(TTXVN)