Chiều 1/10, phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) bày tỏ vui mừng đã đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế-xã hội.
Một trong những lĩnh vực mà hai bên đã hợp tác rất chặt chẽ thời gian qua là giáo dục, trong đó UNESCO đã hỗ trợ Việt Nam xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cấp 1, cấp 2, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao.
Chúc mừng những thành tựu kinh tế-xã hội mà Việt Nam đã đạt được, đặc biệt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Việt Nam đã trở thành hình mẫu mà nhiều quốc gia khác đang noi theo, bà Irina Bokova cho biết UNESCO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hỗ trợ cho phát triển kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội công bằng và toàn diện.
Bà Irina Bokova đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đưa các thông điệp của UNESCO đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Những năm qua, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các mối quan hệ quốc tế, đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế quan trọng như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ban chấp hành UNESCO và đang là Chủ tịch ASEAN.
Bà Irina cho biết UNESCO đang phối hợp chặt chẽ với ASEAN để chuẩn bị cho việc ký kết một biên bản ghi nhớ mới về hợp tác giữa UNESCO và ASEAN.
Nhân chuyến thăm này, bà Irina Bokova đã ký biên bản hợp tác với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa di sản, nâng cao năng lực... mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề bình giới, coi đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bà Irina Bokova nhấn mạnh việc cần làm thế nào để bảo đảm bình đẳng giới trong nhà trường, giảm tỷ lệ học sinh nữ bỏ học đang ở mức báo động ở các nước đang phát triển.
Trong tương lai, UNESCO sẽ tiếp tục hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam về vấn đề này, trong đó theo bà Irina Bokova, cần kéo dài chương trình xóa mù chữ, nếu không sẽ rất dễ tái mù chữ trở lại; bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ, trẻ em; đặc biệt là phải thay đổi nhận thức, thái độ của xã hội đối với phụ nữ.
Bà Irina Bokova bày tỏ những ấn tượng đặc biệt được sang thăm Hà Nội vào dịp Đại lễ. Hàng triệu người xem truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội cho thấy niềm tự hào lớn lao của người dân Việt Nam trước việc Hoàng Thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Việc UNESCO công nhận Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới còn cho thấy một trách nhiệm mới của Việt Nam, vì điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải nâng cao công tác bảo vệ và phát huy các di sản này. Chính phủ Việt Nam và các quan chức thành phố Hà Nội sẽ phải hợp tác chặt chẽ hơn để nâng cao công tác bảo vệ di sản này.
Bên cạnh đó, một thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam là phải cân bằng lợi ích đến từ phát triển kinh tế du lịch với khía cạnh bảo vệ di sản bởi sau khi được công nhận là di sản thế giới, lượng du khách đến thăm thường tăng từ 40-50% và một số trường hợp đặc biệt tăng đến 70-80%.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá cao những tình cảm sâu đậm và sự hỗ trợ tích cực của bà Irina Bokova đối với Việt Nam, cũng như đối với việc thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa UNESCO và Việt Nam trong tương lai./.
Một trong những lĩnh vực mà hai bên đã hợp tác rất chặt chẽ thời gian qua là giáo dục, trong đó UNESCO đã hỗ trợ Việt Nam xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cấp 1, cấp 2, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao.
Chúc mừng những thành tựu kinh tế-xã hội mà Việt Nam đã đạt được, đặc biệt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Việt Nam đã trở thành hình mẫu mà nhiều quốc gia khác đang noi theo, bà Irina Bokova cho biết UNESCO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hỗ trợ cho phát triển kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội công bằng và toàn diện.
Bà Irina Bokova đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đưa các thông điệp của UNESCO đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Những năm qua, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các mối quan hệ quốc tế, đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế quan trọng như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ban chấp hành UNESCO và đang là Chủ tịch ASEAN.
Bà Irina cho biết UNESCO đang phối hợp chặt chẽ với ASEAN để chuẩn bị cho việc ký kết một biên bản ghi nhớ mới về hợp tác giữa UNESCO và ASEAN.
Nhân chuyến thăm này, bà Irina Bokova đã ký biên bản hợp tác với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa di sản, nâng cao năng lực... mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề bình giới, coi đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bà Irina Bokova nhấn mạnh việc cần làm thế nào để bảo đảm bình đẳng giới trong nhà trường, giảm tỷ lệ học sinh nữ bỏ học đang ở mức báo động ở các nước đang phát triển.
Trong tương lai, UNESCO sẽ tiếp tục hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam về vấn đề này, trong đó theo bà Irina Bokova, cần kéo dài chương trình xóa mù chữ, nếu không sẽ rất dễ tái mù chữ trở lại; bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ, trẻ em; đặc biệt là phải thay đổi nhận thức, thái độ của xã hội đối với phụ nữ.
Bà Irina Bokova bày tỏ những ấn tượng đặc biệt được sang thăm Hà Nội vào dịp Đại lễ. Hàng triệu người xem truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội cho thấy niềm tự hào lớn lao của người dân Việt Nam trước việc Hoàng Thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Việc UNESCO công nhận Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới còn cho thấy một trách nhiệm mới của Việt Nam, vì điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải nâng cao công tác bảo vệ và phát huy các di sản này. Chính phủ Việt Nam và các quan chức thành phố Hà Nội sẽ phải hợp tác chặt chẽ hơn để nâng cao công tác bảo vệ di sản này.
Bên cạnh đó, một thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam là phải cân bằng lợi ích đến từ phát triển kinh tế du lịch với khía cạnh bảo vệ di sản bởi sau khi được công nhận là di sản thế giới, lượng du khách đến thăm thường tăng từ 40-50% và một số trường hợp đặc biệt tăng đến 70-80%.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá cao những tình cảm sâu đậm và sự hỗ trợ tích cực của bà Irina Bokova đối với Việt Nam, cũng như đối với việc thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa UNESCO và Việt Nam trong tương lai./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)