UNESCO đưa nhạc Reggae vào danh sách di sản văn hóa thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thêm nhạc Reggae vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của thế giới xứng đáng được bảo tồn và phát triển.
(Nguồn: The Best of Reggae)

Ngày 29/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thêm nhạc Reggae vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của thế giới xứng đáng được bảo tồn và phát triển.

Reggae ra đời vào cuối thập niên 1960 tại Trenchtown, khu phố tập trung nhiều người da màu ở thủ đô Kingston của Jamaica.

Dòng nhạc này là sự pha trộn giữa âm nhạc dân gian của quốc gia Trung Mỹ này với nhịp điệu của RnB, Jazz và Ska.

Các nghệ sỹ như Peter Tosh, Jimmy Cliff và đặc biệt là huyền thoại Bob Marley là những người có công lớn trong việc đưa Reggae ra với thế giới.

['Vua nhạc Pop' Michael Jackson vẫn kiếm bộn tiền sau khi qua đời]

Những nghệ sỹ của dòng nhạc Reggae có đặc điểm rất riêng: mái tóc dreadlock tết hình rễ cây, tượng trưng cho cội nguồn sự sống. Trang phục chủ đạo là màu đỏ (máu của những nô lệ chống lại ách cai trị), màu vàng (đất đai, tài nguyên) và xanh (đồng cỏ, rừng cây).

Phần lớn các nghệ sỹ tham gia phong trào khuyến khích con người sống khiêm tốn, công bằng, yêu hòa bình và yêu thương lẫn nhau. Vì vậy, khi nghe nhạc Reggae, người ta có thể cảm nhận được sự tự do, vui vẻ, phóng khoáng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục