Ngày 9/7, tại kỳ họp lần thứ 24 của Hội đồng Phối hợp quốc tế Chương trình “Con người và sinh quyển (MAP) tại thủ đô Paris, Pháp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đề cao vai trò quan trọng của các khu dự trữ sinh quyển như là khu vực thử nghiệm phát triển bền vững.
UNESCO nhấn mạnh khái niệm phát triển bền vững là khái niệm rộng mở và khó hình dung trên thực tế. MAP là thử nghiệm phát triển bền vững trong thế giới thực trong suốt 4 thập kỷ qua khi Mạng lưới thế giới các khu dự trữ sinh quyển được xây dựng nhằm hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với các nhu cầu kinh tế xã hội và sự toàn vẹn của văn hóa, đồng thời cũng là biện pháp quản lý một cách tối ưu về hoạt động con người trong việc phát triển bền vững. Sinh quyển là toàn bộ không gian trên Trái Đất cho sự sống.
Không có hệ sinh quyển đồng nghĩa với việc không có con người và sinh vật trên Trái Đất. Các khu dự trữ sinh quyển không chỉ là công viên tự nhiên mà bao gồm cả các cộng đồng và các khu vực đô thị nhằm thúc đẩy mô hình phát triển bền vững dựa trên sự phát triển kinh tế và khoa học lành mạnh dựa trên yếu tố tôn trọng môi trường và các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương.
Các khu sinh quyển nổi tiếng như hồ Tonle Sap (Campuchia) là hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á, hồ Hà Mã (Hippopotamus, Burkina Faso), đảo Fuerteventura trong quần đảo Canaries (Tây Ban Nha), khu vực đất ướt Pantanal, Brazil…
Các khu dự trữ sinh quyển ngày càng được thừa nhận trong vai trò trong việc giám sát và làm giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Mạng lưới thế giới các khu dự trữ sinh quyển bao gồm 580 khu ở 114 nước và sẽ được bổ sung các khu mới ở 22 nước sau quyết định của Kỳ họp thứ 24 của Hội đồng Phối hợp MAP. Mạng lưới này cũng nhằm chia sẻ nguồn tri thức, xây dựng năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế.
Kể từ năm 1989, mỗi năm có khoảng 10 nhà khoa học trẻ trên thế giới nhận được giải thưởng của UNESCO để hỗ trợ nghiên cứu về hệ sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Giải thưởng Michel Batisse được trao 2 năm một lần nhằm hỗ trợ các nhà khoa học về nghiên cứu quản lý các khu dự trữ sinh quyển.
MAP được khởi động từ năm 1970 nhằm hỗ trợ nghiên cứu liên ngành về những những tổn thất đa dạng sinh học do các hoạt động kinh tế, xã hội và sinh thái của con người.
MAP phối hợp các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh tế, giáo dục để cải thiện cuộc sống con người và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, thúc đẩy các đường lối đổi mới trong phát triển kinh tế phổ quát về xã hội và bền vững về môi trường./.
UNESCO nhấn mạnh khái niệm phát triển bền vững là khái niệm rộng mở và khó hình dung trên thực tế. MAP là thử nghiệm phát triển bền vững trong thế giới thực trong suốt 4 thập kỷ qua khi Mạng lưới thế giới các khu dự trữ sinh quyển được xây dựng nhằm hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với các nhu cầu kinh tế xã hội và sự toàn vẹn của văn hóa, đồng thời cũng là biện pháp quản lý một cách tối ưu về hoạt động con người trong việc phát triển bền vững. Sinh quyển là toàn bộ không gian trên Trái Đất cho sự sống.
Không có hệ sinh quyển đồng nghĩa với việc không có con người và sinh vật trên Trái Đất. Các khu dự trữ sinh quyển không chỉ là công viên tự nhiên mà bao gồm cả các cộng đồng và các khu vực đô thị nhằm thúc đẩy mô hình phát triển bền vững dựa trên sự phát triển kinh tế và khoa học lành mạnh dựa trên yếu tố tôn trọng môi trường và các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương.
Các khu sinh quyển nổi tiếng như hồ Tonle Sap (Campuchia) là hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á, hồ Hà Mã (Hippopotamus, Burkina Faso), đảo Fuerteventura trong quần đảo Canaries (Tây Ban Nha), khu vực đất ướt Pantanal, Brazil…
Các khu dự trữ sinh quyển ngày càng được thừa nhận trong vai trò trong việc giám sát và làm giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Mạng lưới thế giới các khu dự trữ sinh quyển bao gồm 580 khu ở 114 nước và sẽ được bổ sung các khu mới ở 22 nước sau quyết định của Kỳ họp thứ 24 của Hội đồng Phối hợp MAP. Mạng lưới này cũng nhằm chia sẻ nguồn tri thức, xây dựng năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế.
Kể từ năm 1989, mỗi năm có khoảng 10 nhà khoa học trẻ trên thế giới nhận được giải thưởng của UNESCO để hỗ trợ nghiên cứu về hệ sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Giải thưởng Michel Batisse được trao 2 năm một lần nhằm hỗ trợ các nhà khoa học về nghiên cứu quản lý các khu dự trữ sinh quyển.
MAP được khởi động từ năm 1970 nhằm hỗ trợ nghiên cứu liên ngành về những những tổn thất đa dạng sinh học do các hoạt động kinh tế, xã hội và sinh thái của con người.
MAP phối hợp các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh tế, giáo dục để cải thiện cuộc sống con người và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, thúc đẩy các đường lối đổi mới trong phát triển kinh tế phổ quát về xã hội và bền vững về môi trường./.
(TTXVN)