Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Sáng kiến Việt Nam/UNDP/UNEP nhằm hợp nhất các phương pháp quản lý hóa chất tối ưu trong quá trình phát triển và lập kế hoạch” (Dự án SAICM) tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Hóa chất, Tiến sĩ Phùng Hà cho biết với nỗ lực thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ có chức năng liên quan đến quản lý hóa chất và lồng ghép có lựa chọn các mảng quản lý hóa chất an toàn trong quy trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch cấp quốc gia nhằm giảm thiểu tác hại của hóa chất đến sức khỏe con người và môi trường, Cục Hóa chất đã khởi xướng xây dựng Dự án SAICM.
Dự án được Chính phủ phê duyệt với sự tài trợ của UNDP và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) trong 2 năm (2012-2013) với tổng số tiền hơn 400 nghìn USD.
Dự án sẽ khuyến khích áp dụng phân tích kinh tế khi lồng ghép quản lý hóa chất an toàn vào kế hoạch phát triển, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của các hành động quản lý hóa chất an toàn cũng như xây dựng được năng lực chuyên môn để lượng hóa các chi phí (do không thực hiện quản lý hóa chất an toàn) và lợi ích khi thực hiện quản lý hóa chất an toàn, làm cơ sở cho các bước lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và tính toán kinh tế trong giải quyết các vấn đề về quản lý hóa chất an toàn; xây dựng cơ chế để lồng ghép quản lý hóa chất an toàn.
Chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý hóa chất hiện nay tại Việt Nam, đại diện UNDP cho biết với tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang đóng góp khoảng 10% giá trị sản xuất công nghiệp và tạo ra việc làm cho 10% lao động công nghiệp.
Tuy nhiên, công nghiệp hóa chất cũng đang gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe con người. Trong khi đó, việc quản lý hóa chất tại Việt Nam từ khâu đầu (sản xuất) đến khâu cuối (thải bỏ) hiện do nhiều đầu mối khác nhau quản lý ở mỗi khâu cụ thể hoặc ở mỗi một sản phẩm cụ thể.
Theo đó, cả Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng... đều có phần trách nhiệm nhất định liên quan đến quản lý hóa chất và công tác quản lý này vẫn chưa đồng bộ, thiếu liên kết, nhận thức về rủi ro hóa chất và quy trình an toàn còn kém.
Trong nhiều trường hợp việc phân công trách nhiệm không rõ ràng dẫn tới mâu thuẫn trong nhiệm vụ của các tổ chức liên quan đến quản lý hóa chất. Vì vậy, việc thiết lập cơ chế phối hợp cùng các phương pháp thống nhất và nhận thức đầy đủ thông qua Dự án SAICM nhằm quản lý an toàn hóa chất ở tất cả các khâu là yêu cầu cấp thiết để nền kinh tế phát triển bền vững.
SAICM là phương pháp tiếp cận chiến lược quản lý hóa chất hợp lý, là khung chính sách giúp quản lý hóa chất tối ưu được thông qua tại Hội nghị quản lý Hóa chất quốc tế vào tháng 2/2006 tại Dubai.
Mặc dù SAICM chỉ là sự cam kết về mặt chính trị của các quốc gia, không phải là Hiệp ước bắt buộc nhưng đến tháng 8/2012, SAICM đã có hơn 171 quốc gia tham gia./.
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Hóa chất, Tiến sĩ Phùng Hà cho biết với nỗ lực thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ có chức năng liên quan đến quản lý hóa chất và lồng ghép có lựa chọn các mảng quản lý hóa chất an toàn trong quy trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch cấp quốc gia nhằm giảm thiểu tác hại của hóa chất đến sức khỏe con người và môi trường, Cục Hóa chất đã khởi xướng xây dựng Dự án SAICM.
Dự án được Chính phủ phê duyệt với sự tài trợ của UNDP và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) trong 2 năm (2012-2013) với tổng số tiền hơn 400 nghìn USD.
Dự án sẽ khuyến khích áp dụng phân tích kinh tế khi lồng ghép quản lý hóa chất an toàn vào kế hoạch phát triển, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của các hành động quản lý hóa chất an toàn cũng như xây dựng được năng lực chuyên môn để lượng hóa các chi phí (do không thực hiện quản lý hóa chất an toàn) và lợi ích khi thực hiện quản lý hóa chất an toàn, làm cơ sở cho các bước lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và tính toán kinh tế trong giải quyết các vấn đề về quản lý hóa chất an toàn; xây dựng cơ chế để lồng ghép quản lý hóa chất an toàn.
Chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý hóa chất hiện nay tại Việt Nam, đại diện UNDP cho biết với tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang đóng góp khoảng 10% giá trị sản xuất công nghiệp và tạo ra việc làm cho 10% lao động công nghiệp.
Tuy nhiên, công nghiệp hóa chất cũng đang gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe con người. Trong khi đó, việc quản lý hóa chất tại Việt Nam từ khâu đầu (sản xuất) đến khâu cuối (thải bỏ) hiện do nhiều đầu mối khác nhau quản lý ở mỗi khâu cụ thể hoặc ở mỗi một sản phẩm cụ thể.
Theo đó, cả Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng... đều có phần trách nhiệm nhất định liên quan đến quản lý hóa chất và công tác quản lý này vẫn chưa đồng bộ, thiếu liên kết, nhận thức về rủi ro hóa chất và quy trình an toàn còn kém.
Trong nhiều trường hợp việc phân công trách nhiệm không rõ ràng dẫn tới mâu thuẫn trong nhiệm vụ của các tổ chức liên quan đến quản lý hóa chất. Vì vậy, việc thiết lập cơ chế phối hợp cùng các phương pháp thống nhất và nhận thức đầy đủ thông qua Dự án SAICM nhằm quản lý an toàn hóa chất ở tất cả các khâu là yêu cầu cấp thiết để nền kinh tế phát triển bền vững.
SAICM là phương pháp tiếp cận chiến lược quản lý hóa chất hợp lý, là khung chính sách giúp quản lý hóa chất tối ưu được thông qua tại Hội nghị quản lý Hóa chất quốc tế vào tháng 2/2006 tại Dubai.
Mặc dù SAICM chỉ là sự cam kết về mặt chính trị của các quốc gia, không phải là Hiệp ước bắt buộc nhưng đến tháng 8/2012, SAICM đã có hơn 171 quốc gia tham gia./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)