Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 15/8, Giám đốc Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), bà Helen Clark tuyên bố quản lý rủi ro thiên tai phải trở thành khía cạnh trung tâm của quá trình hoạch định phát triển, đồng thời khẳng định UNDP sẽ tăng cường hỗ trợ cho việc giảm nhẹ thiên tai toàn cầu.
Phát biểu tại Đại học Canterbury (Christchurch, New Zealand), Giám đốc UNDP đã công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn hỗ trợ của UNDP cho việc giảm nhẹ thiên tai trong năm năm tới và cam kết mỗi năm sẽ bổ sung thêm năm quốc gia vào danh sách “các quốc gia kiên cường chống lại thiên tai.”
Người đứng đầu UNDP cho biết năm 2015 là thời hạn phải đạt được phần lớn các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, vì vậy giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải trở thành khía cạnh trung tâm của quá trình hoạch định phát triển, đồng thời phải tiếp tục được phản ánh trong các cuộc thảo luận của chương trình phát triển chung sau năm 2015.
Năm 2005, 168 quốc gia đã ủng hộ Chương trình hành động Hyogo, theo đó các nước nhất trí tới năm 2015 sẽ giảm đáng kể những thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra. Khi thời hạn năm 2015 đang tới gần, những kêu gọi cho một kế hoạch chi tiết nhằm quản lý rủi ro thiên tai mới đang thu hút sự chú ý tại Liên hợp quốc.
Phát biểu của bà Clark được thực hiện trong bối cảnh Chiến lược quốc tế giảm nhẹ thiên tai của Liên hợp quốc (UNISDR) vừa tiến hành các đợt tham vấn về khả năng thay thế Chương trình hành động Hyogo.
Người đứng đầu UNISDR, bà Margareta Wahlstrom đã hoan nghênh tuyên bố của bà Clark, cho rằng UNDP và các cơ quan khác của Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng giúp lồng ghép mục tiêu giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình phát triển.
Theo bà Wahlstrom, kinh nghiệm này là rất quan trọng cho các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các nước thành viên về một công cụ quốc tế mới giúp giảm rủi ro thiên tai./.
Phát biểu tại Đại học Canterbury (Christchurch, New Zealand), Giám đốc UNDP đã công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn hỗ trợ của UNDP cho việc giảm nhẹ thiên tai trong năm năm tới và cam kết mỗi năm sẽ bổ sung thêm năm quốc gia vào danh sách “các quốc gia kiên cường chống lại thiên tai.”
Người đứng đầu UNDP cho biết năm 2015 là thời hạn phải đạt được phần lớn các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, vì vậy giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải trở thành khía cạnh trung tâm của quá trình hoạch định phát triển, đồng thời phải tiếp tục được phản ánh trong các cuộc thảo luận của chương trình phát triển chung sau năm 2015.
Năm 2005, 168 quốc gia đã ủng hộ Chương trình hành động Hyogo, theo đó các nước nhất trí tới năm 2015 sẽ giảm đáng kể những thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra. Khi thời hạn năm 2015 đang tới gần, những kêu gọi cho một kế hoạch chi tiết nhằm quản lý rủi ro thiên tai mới đang thu hút sự chú ý tại Liên hợp quốc.
Phát biểu của bà Clark được thực hiện trong bối cảnh Chiến lược quốc tế giảm nhẹ thiên tai của Liên hợp quốc (UNISDR) vừa tiến hành các đợt tham vấn về khả năng thay thế Chương trình hành động Hyogo.
Người đứng đầu UNISDR, bà Margareta Wahlstrom đã hoan nghênh tuyên bố của bà Clark, cho rằng UNDP và các cơ quan khác của Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng giúp lồng ghép mục tiêu giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình phát triển.
Theo bà Wahlstrom, kinh nghiệm này là rất quan trọng cho các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các nước thành viên về một công cụ quốc tế mới giúp giảm rủi ro thiên tai./.
(TTXVN)