Từ ngày 2/8, Ukraine đã áp dụng lệnh cấm vận chuyển và cung cấp các sản phẩm thịt lợn từ tỉnh Zaporozhe, miền Nam nước này, sau khi nhà chức trách phát hiện virus gây bệnh sốt lợn châu Phi (ASF) tại đây.
Hoạt động xuất khẩu lợn sống từ tỉnh này cũng được giám sát chặt chẽ.
Virus ASF được phát hiện ngày 30/7 vừa qua trong đàn lợn tại một trang trại tư nhân ở làng Komishevatka thuộc tỉnh trên.
Cơ quan thú y và kiểm dịch động thực vật nhà nước Ukraine đã ghi nhận hiện tượng lợn chết ở làng Komishevatka do nhiễm loại virus này. Có khả năng nguồn lây nhiễm xuất phát từ Nga do dịch bệnh này đã bùng phát ở một số khu vực của Nga từ tháng Sáu.
Theo Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, chính quyền Kiev đã tăng cường các nỗ lực nhằm ngăn chặn virus ASF lan rộng, với những biện pháp hết sức quyết liệt. Sau khi virus trên được phát hiện, khoảng 200 con lợn ở làng Komishevatka đã được đưa đi tiêu hủy. Chính quyền cũng cấp khoảng 60.000 USD để bồi thường cho các nông dân bị thiệt hại trong vụ này.
Hiện các cơ quan chức năng đã cách ly khu vực phát hiện virus, chặn đường ôtô đi qua khu vực dân cư và mở đường vòng, lập sáu nhóm làm việc với các đại diện của chính quyền địa phương và một loạt bộ, ngành trung ương, như Bộ Nội vụ, Bộ Tình trạng khẩn cấp..., để phối hợp hành động tiêu trừ bệnh và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh lây lan sang các khu vực khác của Ukraine.
Cơ quan thú y và kiểm dịch động thực vật nhà nước Ukraine cũng lưu ý, các nông dân nuôi lợn không cho lợn ăn thực phẩm là chất thải có nguồn gốc động vật và không rõ nguồn gốc, không mua thực phẩm nguồn gốc động vật tại các chợ tự phát, tránh để động vật nuôi tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật ký sinh và người lạ mặt.
Giám đốc cơ quan này, ông Vladimir Gorgeev cho biết, Ukraine đã thỏa thuận với các cơ quan liên quan của Nga và Belarus nhằm phối hợp áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, song tránh để xảy ra tình trạng "tẩy chay" thịt lợn của Ukraine.
Sốt lợn châu Phi là bệnh lây nhiễm qua virus của lợn nuôi và lợn hoang. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, gây tử vong cao, có khi tới 100% số lợn bệnh, nên gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe mạnh thông qua các sản phẩm thịt lợn, bọ ve và máy móc (xe cộ, khi di chuyển người và động vật). Hiện chưa có vắcxin hoặc thuốc điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO), virus ASF vẫn chưa có dấu hiệu lây sang người./.
Hoạt động xuất khẩu lợn sống từ tỉnh này cũng được giám sát chặt chẽ.
Virus ASF được phát hiện ngày 30/7 vừa qua trong đàn lợn tại một trang trại tư nhân ở làng Komishevatka thuộc tỉnh trên.
Cơ quan thú y và kiểm dịch động thực vật nhà nước Ukraine đã ghi nhận hiện tượng lợn chết ở làng Komishevatka do nhiễm loại virus này. Có khả năng nguồn lây nhiễm xuất phát từ Nga do dịch bệnh này đã bùng phát ở một số khu vực của Nga từ tháng Sáu.
Theo Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, chính quyền Kiev đã tăng cường các nỗ lực nhằm ngăn chặn virus ASF lan rộng, với những biện pháp hết sức quyết liệt. Sau khi virus trên được phát hiện, khoảng 200 con lợn ở làng Komishevatka đã được đưa đi tiêu hủy. Chính quyền cũng cấp khoảng 60.000 USD để bồi thường cho các nông dân bị thiệt hại trong vụ này.
Hiện các cơ quan chức năng đã cách ly khu vực phát hiện virus, chặn đường ôtô đi qua khu vực dân cư và mở đường vòng, lập sáu nhóm làm việc với các đại diện của chính quyền địa phương và một loạt bộ, ngành trung ương, như Bộ Nội vụ, Bộ Tình trạng khẩn cấp..., để phối hợp hành động tiêu trừ bệnh và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh lây lan sang các khu vực khác của Ukraine.
Cơ quan thú y và kiểm dịch động thực vật nhà nước Ukraine cũng lưu ý, các nông dân nuôi lợn không cho lợn ăn thực phẩm là chất thải có nguồn gốc động vật và không rõ nguồn gốc, không mua thực phẩm nguồn gốc động vật tại các chợ tự phát, tránh để động vật nuôi tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật ký sinh và người lạ mặt.
Giám đốc cơ quan này, ông Vladimir Gorgeev cho biết, Ukraine đã thỏa thuận với các cơ quan liên quan của Nga và Belarus nhằm phối hợp áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, song tránh để xảy ra tình trạng "tẩy chay" thịt lợn của Ukraine.
Sốt lợn châu Phi là bệnh lây nhiễm qua virus của lợn nuôi và lợn hoang. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, gây tử vong cao, có khi tới 100% số lợn bệnh, nên gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe mạnh thông qua các sản phẩm thịt lợn, bọ ve và máy móc (xe cộ, khi di chuyển người và động vật). Hiện chưa có vắcxin hoặc thuốc điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO), virus ASF vẫn chưa có dấu hiệu lây sang người./.
(TTXVN)