Ngày 26/4, cả nước Ukraine cùng người dân Nga và Belarus kỷ niệm 24 năm ngày xảy ra thảm họa tại Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, gây thiệt hại rất lớn về người và môi trường.
Sáng 26/4, Tổng thống Viktor Yanukovych cùng các nhà lãnh đạo khác của Ukraine và đại diện các tổ chức chính trị, xã hội đã tới đặt hoa tại Đài tưởng niệm những người tham gia khắc phục sự cố Chernobyl, đồng thời dự lễ cầu siêu cho các nạn nhân vụ thảm họa này.
Trong ngày 26/4, toàn bộ các cơ quan nhà nước Ukraine đều treo cờ rủ. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân thảm họa Chernobyl cũng đã diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành của Ukraine.
Tác hại của chất phóng xạ từ sự cố xảy ra ở Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev 120km, ngày 26/4/1986, ảnh hưởng đến con người và môi sinh được đánh giá tương đương 500 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Riêng Ukraine có hơn 3 triệu người và 50 nghìn km2 bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ trong thảm họa này. Tại Nga, 2,6 triệu người và gần 60 nghìn km2 diện tích đất bị nhiễm phóng xạ. Số người và diện tích đất đai bị nhiễm phóng xạ tại Belarus là khoảng 1,4 triệu người và 46,5 nghìn km2, chiếm 23% tổng diện tích đất đai nước này.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa Chernobyl, chính quyền Xôviết đã lập tức đóng cửa nhà máy này và cho xây dựng công trình chôn lấp Nhà máy Chernobyl.
"Nấm mồ" chôn Nhà máy Chernobyl cao 105m, dài 150m và rộng 260m. Hiện Chính phủ Ukraine đang tiến hành xây dựng "mồ chôn mới" cho tổ máy thứ 4 của Nhà máy Chernobyl với kinh phí 505 triệu USD và sự giúp đỡ của công ty Pháp Novarka. Công trình này dự định tiến hành trong năm năm và có khả năng bảo đảm an toàn phóng xạ trong vòng 100 năm./.
Sáng 26/4, Tổng thống Viktor Yanukovych cùng các nhà lãnh đạo khác của Ukraine và đại diện các tổ chức chính trị, xã hội đã tới đặt hoa tại Đài tưởng niệm những người tham gia khắc phục sự cố Chernobyl, đồng thời dự lễ cầu siêu cho các nạn nhân vụ thảm họa này.
Trong ngày 26/4, toàn bộ các cơ quan nhà nước Ukraine đều treo cờ rủ. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân thảm họa Chernobyl cũng đã diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành của Ukraine.
Tác hại của chất phóng xạ từ sự cố xảy ra ở Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev 120km, ngày 26/4/1986, ảnh hưởng đến con người và môi sinh được đánh giá tương đương 500 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Riêng Ukraine có hơn 3 triệu người và 50 nghìn km2 bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ trong thảm họa này. Tại Nga, 2,6 triệu người và gần 60 nghìn km2 diện tích đất bị nhiễm phóng xạ. Số người và diện tích đất đai bị nhiễm phóng xạ tại Belarus là khoảng 1,4 triệu người và 46,5 nghìn km2, chiếm 23% tổng diện tích đất đai nước này.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa Chernobyl, chính quyền Xôviết đã lập tức đóng cửa nhà máy này và cho xây dựng công trình chôn lấp Nhà máy Chernobyl.
"Nấm mồ" chôn Nhà máy Chernobyl cao 105m, dài 150m và rộng 260m. Hiện Chính phủ Ukraine đang tiến hành xây dựng "mồ chôn mới" cho tổ máy thứ 4 của Nhà máy Chernobyl với kinh phí 505 triệu USD và sự giúp đỡ của công ty Pháp Novarka. Công trình này dự định tiến hành trong năm năm và có khả năng bảo đảm an toàn phóng xạ trong vòng 100 năm./.
(TTXVN/Vietnam+)