Đảng Cộng sản Nepal Maoist thống nhất (UCPN-M) ngày 31/5 đã ra "tối hậu thư" yêu cầu Thủ tướng Madhav Kumar Nepal phải từ chức trong vòng 72 giờ để mở đường cho việc thành lập một chính phủ dân tộc thống nhất.
UCPN-M còn cảnh báo rằng Nepal sẽ phải chứng kiến “một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” nếu ông Kumar Nepal không chịu từ bỏ chức vụ.
Tuần trước, ba chính đảng lớn ở Nepal, gồm Đảng Quốc đại Nepal (NC) cầm quyền, Đảng Cộng sản Nepal Marxist-Leninist thống nhất (CPN-UML) và UCPN-M đối lập đã đạt được thỏa thuận ba điểm, gồm gia hạn nhiệm kỳ của Hội đồng Lập hiến (Quốc hội) thêm một năm, Thủ tướng Kumar Nepal từ chức, và thành lập một chính phủ thống nhất dân tộc.
Tuy nhiên, thời điểm Thủ tướng Kumar Nepal từ chức lại chưa được ấn định.
Cũng trong ngày 31/5, cuộc thảo luận về việc thành lập chính phủ mới của lãnh đạo ba chính đảng trên đã không đạt được kết quả do không giải quyết được bất đồng về thời hạn từ chức của thủ tướng.
Hội đồng Lập hiến Nepal được bầu năm 2008 và có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới, mở đường cho việc tổ chức tổng tuyển cử ở nước này.
Theo thỏa thuận hòa bình tạm thời ký năm 2006, thời hạn chót để Nepal có hiến pháp mới là ngày 28/5./.
UCPN-M còn cảnh báo rằng Nepal sẽ phải chứng kiến “một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” nếu ông Kumar Nepal không chịu từ bỏ chức vụ.
Tuần trước, ba chính đảng lớn ở Nepal, gồm Đảng Quốc đại Nepal (NC) cầm quyền, Đảng Cộng sản Nepal Marxist-Leninist thống nhất (CPN-UML) và UCPN-M đối lập đã đạt được thỏa thuận ba điểm, gồm gia hạn nhiệm kỳ của Hội đồng Lập hiến (Quốc hội) thêm một năm, Thủ tướng Kumar Nepal từ chức, và thành lập một chính phủ thống nhất dân tộc.
Tuy nhiên, thời điểm Thủ tướng Kumar Nepal từ chức lại chưa được ấn định.
Cũng trong ngày 31/5, cuộc thảo luận về việc thành lập chính phủ mới của lãnh đạo ba chính đảng trên đã không đạt được kết quả do không giải quyết được bất đồng về thời hạn từ chức của thủ tướng.
Hội đồng Lập hiến Nepal được bầu năm 2008 và có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới, mở đường cho việc tổ chức tổng tuyển cử ở nước này.
Theo thỏa thuận hòa bình tạm thời ký năm 2006, thời hạn chót để Nepal có hiến pháp mới là ngày 28/5./.
(TTXVN/Vietnam+)