Chiều 21/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống rửa tiền và dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Phòng, chống rửa tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển và nhiều đại biểu khác tán thành với phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật, trong đó quy định mang tính nguyên tắc về nội dung “tài trợ khủng bố.”
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan thẩm tra cũng tán thành với quan điểm này vì thể hiện được sự cam kết của Nhà nước Việt Nam với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên trường quốc tế. Quy định này chỉ mang tính nguyên tắc, việc xử lý cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống khủng bố.
Bàn về mô hình cơ quan phòng, chống rửa tiền, nhiều ý kiến tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Kinh tế đặt Cơ quan thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Trung tâm quốc gia có chức năng thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền.
Thường trực Ủy ban Kinh tế lý giải hoạt động rửa tiền có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, việc phòng, chống rửa tiền đang được thực hiện bởi nhiều nhiều cơ quan, trong đó ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong điều kiện giao dịch tiền mặt ở Việt Nam còn lớn nên thực tế chủ yếu mới phát hiện và xử lý hành vi rửa tiền thông qua kiểm soát các giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước được thành lập từ năm 2006 với tên gọi là Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền, sau này được đổi tên thành Cục phòng, chống rửa tiền.
Nhiệm vụ điều tra tội rửa tiền - một loại tội phạm hình sự vẫn do cơ quan điều tra của Bộ Công an thực hiện. Qua 5 năm hoạt động, Cơ quan này có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, không nảy sinh vướng mắc. Việc đặt cơ quan này trong Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là phù hợp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị dự thảo Luật cần thể hiện rõ, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có nhiệm vụ thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng chống rửa tiền. Đây chỉ là một trong những thiết chế trong phòng, chống rửa tiền.
Kết luận nội dung thảo luận thứ nhất, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo sửa lại khoản 2, điều 1 về phạm vi điều chỉnh cho đúng với tên gọi của dự án luật. Về mô hình cơ quan thông tin phòng, chống rửa tiền, Phó Chủ tịch cho rằng đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cơ quan chức năng nghiên cứu tiếp thu để thể hiện lại chương III cho đúng với thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan…
Thời gian còn lại của buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Nhiều ý kiến nhất trí với dự án Luật chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân. Đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đã được quản lý chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức và đối với doanh nghiệp cũng được quản lý chặt chẽ theo quản trị doanh nghiệp, vì vậy các tổ chức này không để nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi tại quỹ hoặc sử dụng vào việc khác không phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, các tổ chức này thường có đầy đủ thông tin của các tổ chức tín dụng được lựa chọn để gửi tiền nhằm tránh được rủi ro.
Ngoài ra, các đại biểu còn cho ý kiến về loại tiền gửi được bảo hiểm; mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; phí bảo hiểm tiền gửi; hạn mức trả tiền bảo hiểm…/.
Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Phòng, chống rửa tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển và nhiều đại biểu khác tán thành với phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật, trong đó quy định mang tính nguyên tắc về nội dung “tài trợ khủng bố.”
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan thẩm tra cũng tán thành với quan điểm này vì thể hiện được sự cam kết của Nhà nước Việt Nam với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên trường quốc tế. Quy định này chỉ mang tính nguyên tắc, việc xử lý cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống khủng bố.
Bàn về mô hình cơ quan phòng, chống rửa tiền, nhiều ý kiến tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Kinh tế đặt Cơ quan thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Trung tâm quốc gia có chức năng thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền.
Thường trực Ủy ban Kinh tế lý giải hoạt động rửa tiền có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, việc phòng, chống rửa tiền đang được thực hiện bởi nhiều nhiều cơ quan, trong đó ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong điều kiện giao dịch tiền mặt ở Việt Nam còn lớn nên thực tế chủ yếu mới phát hiện và xử lý hành vi rửa tiền thông qua kiểm soát các giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước được thành lập từ năm 2006 với tên gọi là Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền, sau này được đổi tên thành Cục phòng, chống rửa tiền.
Nhiệm vụ điều tra tội rửa tiền - một loại tội phạm hình sự vẫn do cơ quan điều tra của Bộ Công an thực hiện. Qua 5 năm hoạt động, Cơ quan này có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, không nảy sinh vướng mắc. Việc đặt cơ quan này trong Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là phù hợp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị dự thảo Luật cần thể hiện rõ, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền có nhiệm vụ thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng chống rửa tiền. Đây chỉ là một trong những thiết chế trong phòng, chống rửa tiền.
Kết luận nội dung thảo luận thứ nhất, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo sửa lại khoản 2, điều 1 về phạm vi điều chỉnh cho đúng với tên gọi của dự án luật. Về mô hình cơ quan thông tin phòng, chống rửa tiền, Phó Chủ tịch cho rằng đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cơ quan chức năng nghiên cứu tiếp thu để thể hiện lại chương III cho đúng với thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan…
Thời gian còn lại của buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Nhiều ý kiến nhất trí với dự án Luật chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân. Đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đã được quản lý chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức và đối với doanh nghiệp cũng được quản lý chặt chẽ theo quản trị doanh nghiệp, vì vậy các tổ chức này không để nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi tại quỹ hoặc sử dụng vào việc khác không phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, các tổ chức này thường có đầy đủ thông tin của các tổ chức tín dụng được lựa chọn để gửi tiền nhằm tránh được rủi ro.
Ngoài ra, các đại biểu còn cho ý kiến về loại tiền gửi được bảo hiểm; mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; phí bảo hiểm tiền gửi; hạn mức trả tiền bảo hiểm…/.
Quỳnh Hoa (TTXVN)