Chiều 27/3, tiếp tục phiên họp lần thứ sáu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Về mức trần thời gian của hợp đồng lao động xác định thời hạn, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên như quy định của Bộ luật hiện hành là từ 12 đến 36 tháng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định mức trần của dự thảo Bộ luật quá dài (10 năm) như dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai mà nên lựa chọn mức trần thích hợp hơn.
Thảo luận chính sách đối với lao động nữ, ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung vào quy định về thời gian nghỉ thai sản (Điều 155). Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành tăng thời gian nghỉ thai sản và quyền được hưởng chính sách thai sản cho tất cả các nhóm lao động nữ lên 6 tháng nhưng cho phép người lao động có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Xung quanh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động và đình công, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vai trò của công đoàn và hòa giải viên lao động là hết sức quan trọng. Vì vậy, đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn, chưa ký kết thỏa ước lao động tập thể thì ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động theo pháp luật cần khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các thỏa ước lao động tập thể tiến bộ có sẵn hoặc thỏa ước lao động tập thể ngành để thực hiện. Công đoàn cấp trên có vai trò hỗ trợ cho tập thể người lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc xây dựng cơ chế hòa giải chuyên nghiệp để thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, giảm thiểu cơ chế can thiệp hành chính trong giải quyết tranh chấp là công việc phải được tập trung mạnh mẽ hơn nhằm thay đổi cơ bản tình hình đình công không theo trình tự pháp luật vừa qua...
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng Chính phủ, các cơ quan có liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tập trung nguồn lực nhằm đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra lao động, hòa giải viên, trọng tài viên, cán bộ công đoàn các cấp, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở; đẩy mạnh cơ chế đối thoại tại doanh nghiệp, hỗ trợ để cơ chế này vận hành thường xuyên tại cấp doanh nghiệp...
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan phải chú trọng, xây dựng và thúc đẩy hoạt động của các thiết chế khác trong quan hệ lao động như Ủy ban quốc gia về quan hệ lao động, Hội đồng quốc gia về tiền lương; bố trí cán bộ, tổ chức bộ máy để thực hiện chức năng của Nhà nước trong hỗ trợ quan hệ lao động.../.
Về mức trần thời gian của hợp đồng lao động xác định thời hạn, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên như quy định của Bộ luật hiện hành là từ 12 đến 36 tháng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định mức trần của dự thảo Bộ luật quá dài (10 năm) như dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai mà nên lựa chọn mức trần thích hợp hơn.
Thảo luận chính sách đối với lao động nữ, ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung vào quy định về thời gian nghỉ thai sản (Điều 155). Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành tăng thời gian nghỉ thai sản và quyền được hưởng chính sách thai sản cho tất cả các nhóm lao động nữ lên 6 tháng nhưng cho phép người lao động có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Xung quanh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động và đình công, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vai trò của công đoàn và hòa giải viên lao động là hết sức quan trọng. Vì vậy, đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn, chưa ký kết thỏa ước lao động tập thể thì ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động theo pháp luật cần khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các thỏa ước lao động tập thể tiến bộ có sẵn hoặc thỏa ước lao động tập thể ngành để thực hiện. Công đoàn cấp trên có vai trò hỗ trợ cho tập thể người lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc xây dựng cơ chế hòa giải chuyên nghiệp để thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, giảm thiểu cơ chế can thiệp hành chính trong giải quyết tranh chấp là công việc phải được tập trung mạnh mẽ hơn nhằm thay đổi cơ bản tình hình đình công không theo trình tự pháp luật vừa qua...
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng Chính phủ, các cơ quan có liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tập trung nguồn lực nhằm đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra lao động, hòa giải viên, trọng tài viên, cán bộ công đoàn các cấp, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở; đẩy mạnh cơ chế đối thoại tại doanh nghiệp, hỗ trợ để cơ chế này vận hành thường xuyên tại cấp doanh nghiệp...
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan phải chú trọng, xây dựng và thúc đẩy hoạt động của các thiết chế khác trong quan hệ lao động như Ủy ban quốc gia về quan hệ lao động, Hội đồng quốc gia về tiền lương; bố trí cán bộ, tổ chức bộ máy để thực hiện chức năng của Nhà nước trong hỗ trợ quan hệ lao động.../.
Phúc Hằng (TTXVN)