Sáng 29/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm việc, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nghe báo cáo kết quả Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (AIPA-31).
Về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật này nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi người tiêu dùng đặt trong mối quan hệ pháp luật có liên quan đến tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ.
Người tiêu dùng là người yếu thế trong mối quan hệ với người sản xuất vì người sản xuất mới biết được giá trị chất lượng, chủng loại... của hàng hóa. Những quy định được đề ra trong Dự thảo Luật giúp người tiêu dùng tăng khả năng bảo vệ mình, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan cung ứng dịch vụ.
Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh và cơ cấu, vị trí của Dự thảo Luật này trong hệ thống pháp luật hiện hành, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải sử dụng một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của hầu hết các nước cũng cho thấy điều đó.
Liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam, hiện cũng đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Cạnh tranh, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật...
Các văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định chi tiết những vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ trong từng lĩnh vực. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không quy định từng lĩnh vực cụ thể mà tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào điều chỉnh để bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong các mối quan hệ xã hội và đặc biệt là tập trung thiết kế các cơ chế để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình.
Về vai trò, địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội, ngoài việc nhà nước giữ vai trò chỉ đạo trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động này là hết sức cần thiết nhằm xã hội hóa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã và đang có nhiều tổ chức xã hội tham gia (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...). Kinh nghiệm một số nước cho thấy hình thức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất phong phú và phổ biến.
Hơn nữa, Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một loại hình tổ chức xã hội có chức năng đặc thù. Khác với các tổ chức xã hội khác mà mục tiêu nói chung là chỉ bảo vệ quyền lợi của các hội viên, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động không chỉ bảo vệ quyền lợi của bản thân hội viên mà nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đông đảo người tiêu dùng. Vì vậy, Dự thảo Luật chỉ nên quy định việc tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không luật hóa hình thức tổ chức của bất kỳ một tổ chức xã hội cụ thể nào.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với quyền khởi kiện của các tổ chức xã hội bởi thực tế nhiều trường hợp, giá trị các tranh chấp của người tiêu dùng thường không lớn nên người tiêu dùng thường có tâm lý ngại khởi kiện, tuy nhiên thiệt hại cho xã hội trong nhiều vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là rất lớn.
Chính vì vậy, việc giao quyền cho tổ chức xã hội khởi kiện theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc vì mục đích công cộng là cần thiết, phù hợp pháp luật tố tụng dân sự và thực tế hiện nay. Các điều kiện cụ thể của tổ chức xã hội được tự mình khởi kiện tại tòa án phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành thời gian thảo luận về hình thức giải quyết tranh chấp (thủ tục đơn giản khi khởi kiện ra tòa án, miễn tạm ứng lệ phí, lệ án)...
Cũng trong buổi sáng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí rằng AIPA-31 đã thành công tốt đẹp trên tất cả các mặt nội dung, lễ tân, hậu cần, an ninh, tuyên truyền...
Chủ đề “Đoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN” đã thể hiện được trọng tâm hoạt động của Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 là đoàn kết, phấn đấu vì mục tiêu của cộng đồng.
AIPA-31 đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế về một Việt Nam hòa bình, ổn đinh, phát triển; một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc; con người Việt Nam thân thiện, hữu nghị; một Quốc hội Việt Nam năng động và đang đổi mới./.
Về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật này nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi người tiêu dùng đặt trong mối quan hệ pháp luật có liên quan đến tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ.
Người tiêu dùng là người yếu thế trong mối quan hệ với người sản xuất vì người sản xuất mới biết được giá trị chất lượng, chủng loại... của hàng hóa. Những quy định được đề ra trong Dự thảo Luật giúp người tiêu dùng tăng khả năng bảo vệ mình, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan cung ứng dịch vụ.
Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh và cơ cấu, vị trí của Dự thảo Luật này trong hệ thống pháp luật hiện hành, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải sử dụng một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của hầu hết các nước cũng cho thấy điều đó.
Liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam, hiện cũng đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Cạnh tranh, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật...
Các văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định chi tiết những vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ trong từng lĩnh vực. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không quy định từng lĩnh vực cụ thể mà tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào điều chỉnh để bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong các mối quan hệ xã hội và đặc biệt là tập trung thiết kế các cơ chế để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình.
Về vai trò, địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội, ngoài việc nhà nước giữ vai trò chỉ đạo trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động này là hết sức cần thiết nhằm xã hội hóa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã và đang có nhiều tổ chức xã hội tham gia (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...). Kinh nghiệm một số nước cho thấy hình thức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất phong phú và phổ biến.
Hơn nữa, Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một loại hình tổ chức xã hội có chức năng đặc thù. Khác với các tổ chức xã hội khác mà mục tiêu nói chung là chỉ bảo vệ quyền lợi của các hội viên, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động không chỉ bảo vệ quyền lợi của bản thân hội viên mà nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đông đảo người tiêu dùng. Vì vậy, Dự thảo Luật chỉ nên quy định việc tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không luật hóa hình thức tổ chức của bất kỳ một tổ chức xã hội cụ thể nào.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với quyền khởi kiện của các tổ chức xã hội bởi thực tế nhiều trường hợp, giá trị các tranh chấp của người tiêu dùng thường không lớn nên người tiêu dùng thường có tâm lý ngại khởi kiện, tuy nhiên thiệt hại cho xã hội trong nhiều vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là rất lớn.
Chính vì vậy, việc giao quyền cho tổ chức xã hội khởi kiện theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc vì mục đích công cộng là cần thiết, phù hợp pháp luật tố tụng dân sự và thực tế hiện nay. Các điều kiện cụ thể của tổ chức xã hội được tự mình khởi kiện tại tòa án phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành thời gian thảo luận về hình thức giải quyết tranh chấp (thủ tục đơn giản khi khởi kiện ra tòa án, miễn tạm ứng lệ phí, lệ án)...
Cũng trong buổi sáng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí rằng AIPA-31 đã thành công tốt đẹp trên tất cả các mặt nội dung, lễ tân, hậu cần, an ninh, tuyên truyền...
Chủ đề “Đoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN” đã thể hiện được trọng tâm hoạt động của Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 là đoàn kết, phấn đấu vì mục tiêu của cộng đồng.
AIPA-31 đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế về một Việt Nam hòa bình, ổn đinh, phát triển; một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc; con người Việt Nam thân thiện, hữu nghị; một Quốc hội Việt Nam năng động và đang đổi mới./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)