Kết thúc phiên họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành một ngày làm việc (20/4) để thảo luận và cho ý kiến về báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010.
Các báo cáo nêu rõ dù tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối kết hợp và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2011 đạt được những kết quả tích cực.
Tăng trưởng kinh tế đạt 5,89% là mức tăng khá trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực; thị trường ngoại tệ và vàng cơ bản được kiểm soát; tốc độ tăng xuất khẩu gấp 3,4 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tình hình kinh tế, xã hội quý I năm 2012 đã có bước chuyển biến, các giải pháp kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước quý I năm 2012 đạt 172.770 tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán, tăng 0,4 so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 198.960 tỷ đồng, bằng 22% dự toán, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2011. Bội chi ngân sách nhà nước quý I ước 26.190 tỷ đồng, bằng 18,7% dự toán năm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba chỉ tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 2,55% so với cuối năm 2011. Lãi suất tín dụng giảm, thanh toán của hệ thống ngân hàng và dự trữ ngoại hối được cải thiện, tỷ giá ổn định, thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 4%, thấp hơn so cùng kỳ và quý IV năm 2011. Lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế. Sản xuất công nghiệp tăng chậm, lượng tiêu thụ giảm, tồn kho lớn. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn bức xúc. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn, nhất là ở các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Từ nay đến hết năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tài chính- ngân sách thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát năm 2012 khoảng 8-9%; tập trung chỉ đạo, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2012 vượt 5-8% so với dự toán; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; thực hiện nguyên tắc quản lý giá thị trường đi đối với kiểm soát mặt bằng giá; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá thị trường trong nước và thế giới để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hành thiết yếu, chủ động có các biện pháp chống đầu cơ, nâng giá…
Thảo luận về các báo cáo này, đặc biệt là kết quả quý I năm 2012, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ sự quan ngại về sự tăng trưởng chậm lại của chỉ số GDP.
Một số ý kiến cho rằng mặc dù quý I năm 2012 xuất siêu đạt 220 triệu USD có tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu quý I chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2011, giảm mạnh so với mức tăng cùng kỳ năm trước (23,8%) là chỉ báo đáng lo ngại về sự suy giảm năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Giải trình thêm về các nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết về nguyên lý, để đạt mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng GDP phải giảm. Báo cáo của Bộ chỉ khẳng định có biểu hiện suy giảm kinh tế chứ chưa phải là đã ở vào tình trạng này. Theo ông Vinh, chỉ số tăng trưởng GDP ở mức 4% trong quý I năm 2012 cũng không đáng ngại vì thông thường, GDP sẽ tăng trưởng mạnh vào những quý cuối năm.
Xét về tổng thể, ba tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của đất nước là khả quan. Tán thành với ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những hệ lụy từ chỉ số xuất siêu tăng mạnh, ông Vinh cho rằng, đối với xuất siêu, “nghe thì mừng, ngẫm thì lo,” bởi xuất siêu có thể dẫn đến đình đốn sản xuất do các doanh nghiệp giảm nhập nguyên liệu, thiết bị sản xuất, kéo giảm sức tăng trưởng của tổng sản phẩm hàng hóa.
Đánh giá chung về các báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh năm 2011, đất nước đạt nhiều thành tựu đáng mừng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn lớn như lạm phát cao, suy giảm kinh tế toàn cầu, tệ nạn xã hội tái diễn gây bức xúc trong nhân dân.
Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, đồng bộ với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Những chỉ số đạt được về mọi mặt đã thể hiện những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhận định tình hình tăng trưởng quý I năm 2012, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng 4% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý không nên chủ quan về chỉ số lạm phát thấp bởi nếu tiếp tục chiều hướng này có thể dẫn đến mất cân đối cung cầu hàng hóa do suy giảm sản xuất.
Để chuẩn bị tốt các báo cáo này trước khi trình Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tới, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan cần tập trung phân tích, tiếp tục tổng hợp, nhận định tình hình; đặc biệt cần xác định rõ có hay không sự suy giảm kinh tế trong quý I năm 2012, trong đó lưu ý đến mức giảm ngân sách Nhà nước, thu nội địa…
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan hữu quan chú trọng công tác dự báo; dự đoán tốt tình hình, dự kiến tốc độ tăng trưởng các quý tiếp theo.
Trên cơ sở đó, xây dựng, hoạch định các chỉ tiêu phát triển theo hướng kiên định mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra cho năm 2012; nhưng cần điều hành linh hoạt, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; duy trì mức tăng trưởng hợp lý; tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững đi đôi với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội./.
Các báo cáo nêu rõ dù tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối kết hợp và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2011 đạt được những kết quả tích cực.
Tăng trưởng kinh tế đạt 5,89% là mức tăng khá trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực; thị trường ngoại tệ và vàng cơ bản được kiểm soát; tốc độ tăng xuất khẩu gấp 3,4 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tình hình kinh tế, xã hội quý I năm 2012 đã có bước chuyển biến, các giải pháp kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước quý I năm 2012 đạt 172.770 tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán, tăng 0,4 so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 198.960 tỷ đồng, bằng 22% dự toán, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2011. Bội chi ngân sách nhà nước quý I ước 26.190 tỷ đồng, bằng 18,7% dự toán năm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba chỉ tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 2,55% so với cuối năm 2011. Lãi suất tín dụng giảm, thanh toán của hệ thống ngân hàng và dự trữ ngoại hối được cải thiện, tỷ giá ổn định, thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 4%, thấp hơn so cùng kỳ và quý IV năm 2011. Lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế. Sản xuất công nghiệp tăng chậm, lượng tiêu thụ giảm, tồn kho lớn. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn bức xúc. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn, nhất là ở các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Từ nay đến hết năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tài chính- ngân sách thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát năm 2012 khoảng 8-9%; tập trung chỉ đạo, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2012 vượt 5-8% so với dự toán; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; thực hiện nguyên tắc quản lý giá thị trường đi đối với kiểm soát mặt bằng giá; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá thị trường trong nước và thế giới để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hành thiết yếu, chủ động có các biện pháp chống đầu cơ, nâng giá…
Thảo luận về các báo cáo này, đặc biệt là kết quả quý I năm 2012, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ sự quan ngại về sự tăng trưởng chậm lại của chỉ số GDP.
Một số ý kiến cho rằng mặc dù quý I năm 2012 xuất siêu đạt 220 triệu USD có tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu quý I chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2011, giảm mạnh so với mức tăng cùng kỳ năm trước (23,8%) là chỉ báo đáng lo ngại về sự suy giảm năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Giải trình thêm về các nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết về nguyên lý, để đạt mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng GDP phải giảm. Báo cáo của Bộ chỉ khẳng định có biểu hiện suy giảm kinh tế chứ chưa phải là đã ở vào tình trạng này. Theo ông Vinh, chỉ số tăng trưởng GDP ở mức 4% trong quý I năm 2012 cũng không đáng ngại vì thông thường, GDP sẽ tăng trưởng mạnh vào những quý cuối năm.
Xét về tổng thể, ba tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của đất nước là khả quan. Tán thành với ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những hệ lụy từ chỉ số xuất siêu tăng mạnh, ông Vinh cho rằng, đối với xuất siêu, “nghe thì mừng, ngẫm thì lo,” bởi xuất siêu có thể dẫn đến đình đốn sản xuất do các doanh nghiệp giảm nhập nguyên liệu, thiết bị sản xuất, kéo giảm sức tăng trưởng của tổng sản phẩm hàng hóa.
Đánh giá chung về các báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh năm 2011, đất nước đạt nhiều thành tựu đáng mừng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn lớn như lạm phát cao, suy giảm kinh tế toàn cầu, tệ nạn xã hội tái diễn gây bức xúc trong nhân dân.
Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, đồng bộ với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Những chỉ số đạt được về mọi mặt đã thể hiện những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhận định tình hình tăng trưởng quý I năm 2012, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng 4% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý không nên chủ quan về chỉ số lạm phát thấp bởi nếu tiếp tục chiều hướng này có thể dẫn đến mất cân đối cung cầu hàng hóa do suy giảm sản xuất.
Để chuẩn bị tốt các báo cáo này trước khi trình Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tới, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan cần tập trung phân tích, tiếp tục tổng hợp, nhận định tình hình; đặc biệt cần xác định rõ có hay không sự suy giảm kinh tế trong quý I năm 2012, trong đó lưu ý đến mức giảm ngân sách Nhà nước, thu nội địa…
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan hữu quan chú trọng công tác dự báo; dự đoán tốt tình hình, dự kiến tốc độ tăng trưởng các quý tiếp theo.
Trên cơ sở đó, xây dựng, hoạch định các chỉ tiêu phát triển theo hướng kiên định mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra cho năm 2012; nhưng cần điều hành linh hoạt, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; duy trì mức tăng trưởng hợp lý; tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững đi đôi với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội./.
Quang Vũ-Phúc Hằng (TTXVN)