Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý trả 885 triệu USD để giải quyết với Cơ quan tài chính nhà đất liên bang Mỹ (FHFA) về những cáo buộc vi phạm luật của Mỹ khi bán các trái phiếu và chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp cho hai tập đoàn tín dụng địa ốc là Fannie Mae và Freddie Mac trong giai đoạn từ năm 2004-2007.
UBS sẽ phải trả khoảng 415 triệu USD cho Fannie và 470 triệu USD cho Freddie. Tuy nhiên, tập đoàn ngân hàng Thụy Sĩ này không thừa nhận bất cứ trách nhiệm pháp lý hay hành vi sai trái nào trong việc giải quyết vụ kiện.
UBS là ngân hàng thứ ba đạt được thỏa thuận với FHFA sau Citigroup và GE Captital, mà những chi tiết cụ thể về việc giải quyết vụ của Citigroup và GE vẫn chưa được tiết lộ.
Năm 2001, FHFA - cơ quan điều hành liên bang chịu trách nhiệm giám sát Fannie và Freddie - đã kiện UBS và 17 ngân hàng khác vì đã không tư vấn đầy đủ cho khách hàng khi bán các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp trị giá tổng cộng 200 tỷ USD trong những năm xảy ra bong bóng nhà đất.
Trong trường hợp của UBS, các trái phiếu và chứng khoán trị giá hơn 4,5 tỷ USD. Chính phủ Mỹ khi đó đã phải bỏ ra hơn 150 tỷ USD để bảo lãnh cho Fannie và Freddie, còn FHFA đứng ra nắm và kiểm soát cả phần tài sản lẫn các hoạt động của hai tập đoàn địa ốc này.
Hồi đầu năm nay, các nhà phân tích thuộc ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse ước tính các ngân hàng châu Âu có thể phải chi tới 11 tỷ USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp ở Mỹ./.
UBS sẽ phải trả khoảng 415 triệu USD cho Fannie và 470 triệu USD cho Freddie. Tuy nhiên, tập đoàn ngân hàng Thụy Sĩ này không thừa nhận bất cứ trách nhiệm pháp lý hay hành vi sai trái nào trong việc giải quyết vụ kiện.
UBS là ngân hàng thứ ba đạt được thỏa thuận với FHFA sau Citigroup và GE Captital, mà những chi tiết cụ thể về việc giải quyết vụ của Citigroup và GE vẫn chưa được tiết lộ.
Năm 2001, FHFA - cơ quan điều hành liên bang chịu trách nhiệm giám sát Fannie và Freddie - đã kiện UBS và 17 ngân hàng khác vì đã không tư vấn đầy đủ cho khách hàng khi bán các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp trị giá tổng cộng 200 tỷ USD trong những năm xảy ra bong bóng nhà đất.
Trong trường hợp của UBS, các trái phiếu và chứng khoán trị giá hơn 4,5 tỷ USD. Chính phủ Mỹ khi đó đã phải bỏ ra hơn 150 tỷ USD để bảo lãnh cho Fannie và Freddie, còn FHFA đứng ra nắm và kiểm soát cả phần tài sản lẫn các hoạt động của hai tập đoàn địa ốc này.
Hồi đầu năm nay, các nhà phân tích thuộc ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse ước tính các ngân hàng châu Âu có thể phải chi tới 11 tỷ USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp ở Mỹ./.
(TTXVN)