Thực hiện kế hoạch làm việc của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chiều 4/3, đoàn công tác do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Hải Dương, kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Báo cáo với Đoàn công tác, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cho biết từ tháng 1/2013, Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm và thái độ nghiêm túc.
Dù còn gặp phải những khó khăn nhất định như thời gian tiến hành lấy ý kiến trùng với dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc; một số xã, phường, thị trấn vẫn chưa chủ động tổ chức thảo luận lấy ý kiến; quá trình tổng hợp còn nhiều lúng túng song về cơ bản, đợt triển khai đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực sự phát huy trí tuệ và quyền làm chủ của người dân Hải Dương.
Toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 300 cuộc hội thảo cấp cơ sở, qua đó ghi nhận hơn 270 ý kiến của cá nhân và tập thể đóng góp thông qua các cơ quan, tổ chức, qua báo, đài địa phương và cổng thông tin điện tử tỉnh. Các ý kiến góp ý đa dạng, phân bố đều trên tất cả các Chương của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, chủ yếu tập trung vào những nội dung như củng cố hệ thống chính trị, bổ sung các hình thức sở hữu đặc biệt là sở hữu đất đai, cơ chế bảo hiến, những vấn đề thuộc về quyền công dân và quyền con người…Nhiều ý kiến thể hiện sự tìm tòi, nghiên cứu công phu, về cơ bản đều hoan nghênh nhất trí với dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đánh giá sơ bộ công tác triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Đảng bộ và chính quyền Hải Dương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ghi nhận những nỗ lực và cố gắng của các ban, ngành địa phương; đã tiến hành triển khai một cách có hệ thống, bài bản và đúng thời hạn.
Các ý kiến đóng góp đều có sự đầu tư nghiên cứu nhất định thể hiện trách nhiệm đối với đất nước; quá trình lấy ý kiến đảm bảo dân chủ, minh bạch, công khai.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Hải Dương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, chủ động nắm vững tình hình, phổ biến và giải thích cho nhân dân để qua đó tìm được tiếng nói đồng thuận trong quần chúng. Ngoài ra, cần tiếp tục củng cố sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và mối liên kết giữa chính quyền-nhân dân, tạo điều kiện tập hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp.
Sau ngày 31/3 tới đây kết thúc đợt vận động, mọi ý kiến vẫn sẽ được ghi nhận và tập hợp, gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp thu, xem xét./.
Báo cáo với Đoàn công tác, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cho biết từ tháng 1/2013, Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm và thái độ nghiêm túc.
Dù còn gặp phải những khó khăn nhất định như thời gian tiến hành lấy ý kiến trùng với dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc; một số xã, phường, thị trấn vẫn chưa chủ động tổ chức thảo luận lấy ý kiến; quá trình tổng hợp còn nhiều lúng túng song về cơ bản, đợt triển khai đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực sự phát huy trí tuệ và quyền làm chủ của người dân Hải Dương.
Toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 300 cuộc hội thảo cấp cơ sở, qua đó ghi nhận hơn 270 ý kiến của cá nhân và tập thể đóng góp thông qua các cơ quan, tổ chức, qua báo, đài địa phương và cổng thông tin điện tử tỉnh. Các ý kiến góp ý đa dạng, phân bố đều trên tất cả các Chương của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, chủ yếu tập trung vào những nội dung như củng cố hệ thống chính trị, bổ sung các hình thức sở hữu đặc biệt là sở hữu đất đai, cơ chế bảo hiến, những vấn đề thuộc về quyền công dân và quyền con người…Nhiều ý kiến thể hiện sự tìm tòi, nghiên cứu công phu, về cơ bản đều hoan nghênh nhất trí với dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đánh giá sơ bộ công tác triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Đảng bộ và chính quyền Hải Dương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ghi nhận những nỗ lực và cố gắng của các ban, ngành địa phương; đã tiến hành triển khai một cách có hệ thống, bài bản và đúng thời hạn.
Các ý kiến đóng góp đều có sự đầu tư nghiên cứu nhất định thể hiện trách nhiệm đối với đất nước; quá trình lấy ý kiến đảm bảo dân chủ, minh bạch, công khai.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Hải Dương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, chủ động nắm vững tình hình, phổ biến và giải thích cho nhân dân để qua đó tìm được tiếng nói đồng thuận trong quần chúng. Ngoài ra, cần tiếp tục củng cố sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và mối liên kết giữa chính quyền-nhân dân, tạo điều kiện tập hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp.
Sau ngày 31/3 tới đây kết thúc đợt vận động, mọi ý kiến vẫn sẽ được ghi nhận và tập hợp, gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp thu, xem xét./.
Hoàng Ngân (TTXVN)