Tỷ phú người Mỹ George Soros ngày 5/1 cho biết ông đã đồng ý mở một văn phòng chính thức để làm từ thiện tại Myanmar, sau các cuộc gặp với Tổng thống nước này và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Soros, một trong những người giàu nhất thế giới từng bỏ tiền cho các sáng kiến dân chủ tại Myanmar, đã đến thăm quốc gia Đông Nam Á này “với tư cách một nhà từ thiện,” theo một tuyên bố ngày thứ Năm.
Ông Soros muốn thiết lập “sự có mặt chính thức” ở đất nước này để hỗ trợ “quá trình chuyển đổi từ một xã hội đóng cửa sang một xã hội cởi mở hơn."
Soros cũng nói đã trao đổi với bà Suu Ky “một loạt vấn đề của quá trình cải cách.” “Những tổ chức của tôi đã ủng hộ phong trào dân chủ trong 20 năm, nhưng đây là cuộc gặp đầu tiên của tôi với Aung San Suu Kyi. Tôi đã và vẫn được hướng dẫn bởi tầm nhìn của bà trong những hoạt động của mình ở Myanmar,” ông Soros nói.
Dù quân đội vẫn là lực lượng nắm quyền chủ đạo, chính quyền mới đã cho thấy nhiều dấu hiệu hứa hẹn về sự sẵn sàng cải cách sau khi thay cho chính quyền quân sự vào tháng 3/2011. Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lĩnh, đã tiến hành các cuộc đối thoại với bà Suu Kyi, mở ra thương lượng với những nhóm thiểu số nổi dậy và cho thấy dấu hiệu về mong muốn cải thiện quan hệ với phương tây.
Những nhân vật nổi tiếng khác từ phương tây đến thăm nước này gần đây bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Anh William Hague, người mới đến thăm Myanmar hôm thứ Năm. Cả hai đều là những đại diện cao cấp nhất của nước họ đến thăm Myanmar trong nửa thế kỷ vừa qua./.
Soros, một trong những người giàu nhất thế giới từng bỏ tiền cho các sáng kiến dân chủ tại Myanmar, đã đến thăm quốc gia Đông Nam Á này “với tư cách một nhà từ thiện,” theo một tuyên bố ngày thứ Năm.
Ông Soros muốn thiết lập “sự có mặt chính thức” ở đất nước này để hỗ trợ “quá trình chuyển đổi từ một xã hội đóng cửa sang một xã hội cởi mở hơn."
Soros cũng nói đã trao đổi với bà Suu Ky “một loạt vấn đề của quá trình cải cách.” “Những tổ chức của tôi đã ủng hộ phong trào dân chủ trong 20 năm, nhưng đây là cuộc gặp đầu tiên của tôi với Aung San Suu Kyi. Tôi đã và vẫn được hướng dẫn bởi tầm nhìn của bà trong những hoạt động của mình ở Myanmar,” ông Soros nói.
Dù quân đội vẫn là lực lượng nắm quyền chủ đạo, chính quyền mới đã cho thấy nhiều dấu hiệu hứa hẹn về sự sẵn sàng cải cách sau khi thay cho chính quyền quân sự vào tháng 3/2011. Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lĩnh, đã tiến hành các cuộc đối thoại với bà Suu Kyi, mở ra thương lượng với những nhóm thiểu số nổi dậy và cho thấy dấu hiệu về mong muốn cải thiện quan hệ với phương tây.
Những nhân vật nổi tiếng khác từ phương tây đến thăm nước này gần đây bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Anh William Hague, người mới đến thăm Myanmar hôm thứ Năm. Cả hai đều là những đại diện cao cấp nhất của nước họ đến thăm Myanmar trong nửa thế kỷ vừa qua./.
Hải Minh (AFP/Vietnam+)