Sợ vất vả, ngại đẻ và để 8 đến 10 năm sau mới lại muốn sinh thêm con thứ 2, bị viêm nhiễm nhưng không điều trị ngay hoặc nạo hút thai, nhất là ở những cơ sở y tế không đáng tin cậy… là nghìn lẻ nguyên nhân tạo nên nỗi niềm vô sinh thứ phát nữ.
Tám giờ sáng, khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội đông nghịt bệnh nhân. Ngoài những sản phụ thăm khám định kỳ hay khám phụ khoa, còn có khá nhiều phụ nữ đến khám vô sinh thứ phát.
Gây chú ý nhất là một đôi vợ chồng nọ, tuổi ngoài 40, dáng vẻ từ xa mới tới. Người vợ ốm yếu, dựa vào vai chồng bước từng bước mệt mỏi. Trong khi người vợ vào khám bệnh, anh H. tâm sự: "Hai vợ chồng tôi từ Phú Thọ về. Chúng tôi đã có một con trai nhưng cháu vừa bị chết đuối năm 2006 khi mới 12 tuổi. Giờ rất mong có một đứa con nhưng mỗi lần có thai là mỗi lần sảy. Lần này, đang có thai tháng thứ 3 nhưng vợ tôi lại ra máu…"
Bác sĩ giải thích rằng, thời gian giữa 2 lần đẻ càng lâu từ 8 đến 12 năm thì càng ảnh thưởng đến khả năng sinh sản của người mẹ như chất lượng trứng kém đi, khả năng làm tổ của phôi thai kém, nguy cơ sảy thai cao…, anh H. buồn rầu nói.
Còn L., cô gái ngồi kế bên, quê ở Sơn La, buồn bã cho biết: Bác sĩ bảo phải áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo vợ chồng em mới mong có con. Mới 22 tuổi, nhưng L. đã bị vô sinh thứ phát. Hồi 19 tuổi, L. đã đi hút thai một lần khi có thai ngoài ý muốn và phải điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Sau đó, L. có thai lần hai nhưng được chẩn đoán là chửa ngoài tử cung, vì vậy L. đã phải mổ và bị cắt 1 bên vòi trứng. "Một năm sau, em lại phải cắt nốt vòi trứng còn lại vì tiếp tục chửa ngoài tử cung. Giờ em không thể có thai tự nhiên được nữa. Mà nhà em thì không có điều kiện kinh tế…", L. rơm rớm nước mắt.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Phòng khám 56 Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, có không ít trường hợp điều trị vô sinh chỉ vì "ngại đẻ", ngại đi chữa trị viêm nhiễm. Mới đây, chị đã trực tiếp giúp cho một phụ nữ 45 tuổi có được niềm hạnh phúc làm mẹ.
Chị này đã từng có thai năm 35 tuổi, bị hỏng, nhưng mãi đến năm 2008, vẫn không thấy có con, hai vợ chồng chị mới cuống cuồng đi khám. Tuy nhiên, do bệnh nhân đã lớn tuổi, nội tiết không tốt, một bên vòi trứng lại bị tắc nên buộc phải làm thụ tinh trong ống nghiệm. May mắn, trường hợp này đã thành công ngay trong lần đầu tiên.
Người mẹ đã sinh song thai được 2 cháu trai rất xinh xắn, một cháu nặng 2,5 kg, một cháu nặng 3kg. Nhưng chẳng phải lúc nào cũng được may mắn như thế. Hiệu quả của điều trị vô sinh thứ phát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bác sĩ Hương cho biết.
Là người trực tiếp khám bệnh, bác sĩ Hương và các đồng nghiệp chung một nhận định rằng, tỷ lệ vô sinh thứ phát nữ gần đây tăng khoảng 15 - 20% so với trước. Ngoài các nguyên nhân như bất đồng nhóm máu, hở eo cổ tử cung, u xơ tử cung, đại đa số ca bệnh bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, sau khi nạo hút thai hoặc vệ sinh không đúng cách…
Việc viêm nhiễm đường sinh dục có thể gây tắc hai ống dẫn trứng, viêm dính buồng tử cung, viêm dính ống cổ tử cung… làm mất khả năng gặp nhau của noãn và tinh trùng; hoặc những trường hợp gặp được cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho phôi (noãn đã thụ tinh với tinh trùng) về làm tổ trong buồng tử cung, gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Để tránh tình trạng vô sinh thứ phát, bác sĩ Hương khuyên, ngoài việc cân nhắc về tuổi tác của mẹ, kinh tế gia đình, các cặp vợ chồng không nên kéo dài khoảng cách giữa 2 lần sinh con. Thời gian lý tưởng nhất là từ 3 đến 5 năm.
Đặc biệt, chị em cần chú trọng việc vệ sinh đúng cách, tránh viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Cần đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn dùng thuốc điều trị thích hợp khi thấy biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa./.
Tám giờ sáng, khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội đông nghịt bệnh nhân. Ngoài những sản phụ thăm khám định kỳ hay khám phụ khoa, còn có khá nhiều phụ nữ đến khám vô sinh thứ phát.
Gây chú ý nhất là một đôi vợ chồng nọ, tuổi ngoài 40, dáng vẻ từ xa mới tới. Người vợ ốm yếu, dựa vào vai chồng bước từng bước mệt mỏi. Trong khi người vợ vào khám bệnh, anh H. tâm sự: "Hai vợ chồng tôi từ Phú Thọ về. Chúng tôi đã có một con trai nhưng cháu vừa bị chết đuối năm 2006 khi mới 12 tuổi. Giờ rất mong có một đứa con nhưng mỗi lần có thai là mỗi lần sảy. Lần này, đang có thai tháng thứ 3 nhưng vợ tôi lại ra máu…"
Bác sĩ giải thích rằng, thời gian giữa 2 lần đẻ càng lâu từ 8 đến 12 năm thì càng ảnh thưởng đến khả năng sinh sản của người mẹ như chất lượng trứng kém đi, khả năng làm tổ của phôi thai kém, nguy cơ sảy thai cao…, anh H. buồn rầu nói.
Còn L., cô gái ngồi kế bên, quê ở Sơn La, buồn bã cho biết: Bác sĩ bảo phải áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo vợ chồng em mới mong có con. Mới 22 tuổi, nhưng L. đã bị vô sinh thứ phát. Hồi 19 tuổi, L. đã đi hút thai một lần khi có thai ngoài ý muốn và phải điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Sau đó, L. có thai lần hai nhưng được chẩn đoán là chửa ngoài tử cung, vì vậy L. đã phải mổ và bị cắt 1 bên vòi trứng. "Một năm sau, em lại phải cắt nốt vòi trứng còn lại vì tiếp tục chửa ngoài tử cung. Giờ em không thể có thai tự nhiên được nữa. Mà nhà em thì không có điều kiện kinh tế…", L. rơm rớm nước mắt.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Phòng khám 56 Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, có không ít trường hợp điều trị vô sinh chỉ vì "ngại đẻ", ngại đi chữa trị viêm nhiễm. Mới đây, chị đã trực tiếp giúp cho một phụ nữ 45 tuổi có được niềm hạnh phúc làm mẹ.
Chị này đã từng có thai năm 35 tuổi, bị hỏng, nhưng mãi đến năm 2008, vẫn không thấy có con, hai vợ chồng chị mới cuống cuồng đi khám. Tuy nhiên, do bệnh nhân đã lớn tuổi, nội tiết không tốt, một bên vòi trứng lại bị tắc nên buộc phải làm thụ tinh trong ống nghiệm. May mắn, trường hợp này đã thành công ngay trong lần đầu tiên.
Người mẹ đã sinh song thai được 2 cháu trai rất xinh xắn, một cháu nặng 2,5 kg, một cháu nặng 3kg. Nhưng chẳng phải lúc nào cũng được may mắn như thế. Hiệu quả của điều trị vô sinh thứ phát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bác sĩ Hương cho biết.
Là người trực tiếp khám bệnh, bác sĩ Hương và các đồng nghiệp chung một nhận định rằng, tỷ lệ vô sinh thứ phát nữ gần đây tăng khoảng 15 - 20% so với trước. Ngoài các nguyên nhân như bất đồng nhóm máu, hở eo cổ tử cung, u xơ tử cung, đại đa số ca bệnh bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, sau khi nạo hút thai hoặc vệ sinh không đúng cách…
Việc viêm nhiễm đường sinh dục có thể gây tắc hai ống dẫn trứng, viêm dính buồng tử cung, viêm dính ống cổ tử cung… làm mất khả năng gặp nhau của noãn và tinh trùng; hoặc những trường hợp gặp được cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho phôi (noãn đã thụ tinh với tinh trùng) về làm tổ trong buồng tử cung, gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Để tránh tình trạng vô sinh thứ phát, bác sĩ Hương khuyên, ngoài việc cân nhắc về tuổi tác của mẹ, kinh tế gia đình, các cặp vợ chồng không nên kéo dài khoảng cách giữa 2 lần sinh con. Thời gian lý tưởng nhất là từ 3 đến 5 năm.
Đặc biệt, chị em cần chú trọng việc vệ sinh đúng cách, tránh viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Cần đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn dùng thuốc điều trị thích hợp khi thấy biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)