Nghiên cứu của Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam năm 2011 là 46/1000.
Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc, khu vực nông thôn.
Tỷ lệ lứa tuổi vị thành niên sinh con ở Việt Nam cũng cao gần gấp đôi so với nhiều nước châu Á khác, trong đó có Myanmar với tỷ lệ 17,4; Malaysia với tỷ lệ 12 và Singapore với tỷ lệ là 5,2.
Để giải quyết vấn nạn trên, Việt Nam cần phải có hành động cụ thể để giảm tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên, đồng thời góp phần đẩy mạnh việc tiếp cận phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, thúc đẩy nhanh tiến trình nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu 5b.
Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên được tính bằng số trẻ sinh ra hàng năm của phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-19/1000 phụ nữ. Vị thành niên khi sinh con sẽ gặp một số rủi ro như nguy cơ sinh non, sinh cân nhẹ, thai lưu và chết sơ sinh cao hơn trẻ sinh ra ở các bà mẹ trên 20 tuổi.
Theo đó, phụ nữ kết hôn trước 18 tuổi có xác suất sinh nhiều con hơn so với phụ nữ làm mẹ ngoài 20 tuổi, nguy cơ tử vong do thai sản đối với các bà mẹ trong nhóm tuổi từ 15-19 cũng cao gấp 2 lần; đối với các em gái sinh con dưới 15 tuổi thì nguy cơ này cao gấp bốn lần.
Trong khi đó các bà mẹ vị thành niên có nguy cơ thiếu máu cao gấp ba lần so với nhóm khác trong khi kết hôn sớm và chưa đủ tuổi trưởng thành khiến các em gái phải chịu áp lực lớn sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình.
Kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có khoảng 2% nam thanh niên và 8,5% nữ thanh niên trong độ tuổi từ 15-19 đã từng kết hôn. Tỷ lệ tảo hôn ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, khu vực nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số có xu hướng cao hơn khu vực khác.
Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp 2,5 lần ở thành thị. Ví dụ điển hình là tại tỉnh miền núi Lai Châu, khoảng 1/3 số phụ nữ kết hôn trong độ tuổi 15-19; 21% số phụ nữ tuổi 15-17 đã từng kết hôn. Ước tính có khoảng 7,5% phụ nữ bắt đầu mang thai trong độ tuổi từ 15-19.
Còn kết quả điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2009 cũng chỉ ra rằng khoảng 44% thanh niên và vị thành niên trong độ tuổi từ 14-25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ước tính tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam.
Bộ Y tế thời gian qua đã thử nghiệm một số mô hình thí điểm phù hợp về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho thanh niên và vị thành niên ở trong và ngoài trường học. Tuy nhiên những mô hình này chưa được nhân rộng vì vấn đề sức khỏe sinh sản, tình dục cho vị thành niên chưa được coi là một vấn đề ưu tiên, điều này thể hiện qua việc trung ương phân bổ kinh phí hạn hẹp cho các chương trình liên quan tới vị thành niên tại địa phương.
Các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho thanh niên và vị thành niên chưa được phổ biến rộng rãi, nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng cao nhất trong lứa tuổi 15-19 và đặc biệt cao (50,4%) trong nhóm phụ nữ chưa lập gia đình nhưng có sinh hoạt tình dục.
Có đến 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn trong điều tra SAVY 2 cho rằng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tình dục không dễ dàng đặc biệt là ở vùng nông thôn và khu vực các dân tộc thiểu số sinh sống.
Chỉ có 88% số phụ nữ mang thai dưới 20 tuổi được khám thai ít nhất một lần trong khi số lần khám thai của các nhóm phụ nữ khác ở lứa tuổi cao hơn là 94%. Khi sinh, khoảng 86% vị thành niên nhận được sự hỗ trợ từ người đỡ đẻ có kỹ năng, so với 93% ở các nhóm phụ nữ ở tuổi cao hơn.
Ở những nơi có cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/tình dục, các cơ sở này thường hoạt động chưa hiệu quả hoặc chưa cung cấp các dịch vụ thân thiện với thanh niên và vị thành niên.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn còn thiếu số liệu thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và tình trạng sinh con sớm ở tuổi vị thành niên.
Hầu hết các vấn đề nghiên cứu về tình dục, mang thai, phá thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bao gồm cả HIV/AIDS) ở vị thành niên và thanh niên chưa có gia đình chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc dựa trên các số liệu của bệnh viện.
Niên giám thống kê y tế chưa có các số liệu thống kê đầy đủ về các cơ sở y tế có thực hiện cung cấp thông tin, giáo dục và tư vấn về sức khỏe sinh sản/tình dục cho vị thành niên.
Các chương trình về dân số và sức khỏe sinh sản được thực thi một cách rộng rãi trong những năm gần đây hầu hết chỉ tập trung vào đối tượng là các cặp vợ chồng chứ chưa chú ý tới vị thành niên.
Để giải quyết các vấn đề có liên quan tới tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam, Bộ Y tế cần phối hợp với các Bộ ngành có liên quan tiếp tục thực hiện điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 5 năm một lần, nhằm cập nhật thông tin về sức khỏe vị thành niên và thanh niên. Đồng thời thực hiện đánh giá về tử vong mẹ trong nhóm vị thành niên và thanh niên để xây dựng các số liệu thống kê đáng tin cậy làm cơ sở xây dựng chính sách, phát triển các can thiệp về sức khỏe sinh sản phù hợp cho nhóm thanh niên và vị thành niên.
Bộ Y tế cũng cần có đánh giá về các mô hình can thiệp sức khỏe sinh sản, tình dục cho vị thành niên và thanh niên nhằm rút ra các bài học điển hình, các mô hình hiệu quả nhất để nhân rộng trên toàn quốc./.
Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc, khu vực nông thôn.
Tỷ lệ lứa tuổi vị thành niên sinh con ở Việt Nam cũng cao gần gấp đôi so với nhiều nước châu Á khác, trong đó có Myanmar với tỷ lệ 17,4; Malaysia với tỷ lệ 12 và Singapore với tỷ lệ là 5,2.
Để giải quyết vấn nạn trên, Việt Nam cần phải có hành động cụ thể để giảm tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên, đồng thời góp phần đẩy mạnh việc tiếp cận phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, thúc đẩy nhanh tiến trình nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu 5b.
Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên được tính bằng số trẻ sinh ra hàng năm của phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-19/1000 phụ nữ. Vị thành niên khi sinh con sẽ gặp một số rủi ro như nguy cơ sinh non, sinh cân nhẹ, thai lưu và chết sơ sinh cao hơn trẻ sinh ra ở các bà mẹ trên 20 tuổi.
Theo đó, phụ nữ kết hôn trước 18 tuổi có xác suất sinh nhiều con hơn so với phụ nữ làm mẹ ngoài 20 tuổi, nguy cơ tử vong do thai sản đối với các bà mẹ trong nhóm tuổi từ 15-19 cũng cao gấp 2 lần; đối với các em gái sinh con dưới 15 tuổi thì nguy cơ này cao gấp bốn lần.
Trong khi đó các bà mẹ vị thành niên có nguy cơ thiếu máu cao gấp ba lần so với nhóm khác trong khi kết hôn sớm và chưa đủ tuổi trưởng thành khiến các em gái phải chịu áp lực lớn sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình.
Kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có khoảng 2% nam thanh niên và 8,5% nữ thanh niên trong độ tuổi từ 15-19 đã từng kết hôn. Tỷ lệ tảo hôn ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, khu vực nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số có xu hướng cao hơn khu vực khác.
Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp 2,5 lần ở thành thị. Ví dụ điển hình là tại tỉnh miền núi Lai Châu, khoảng 1/3 số phụ nữ kết hôn trong độ tuổi 15-19; 21% số phụ nữ tuổi 15-17 đã từng kết hôn. Ước tính có khoảng 7,5% phụ nữ bắt đầu mang thai trong độ tuổi từ 15-19.
Còn kết quả điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2009 cũng chỉ ra rằng khoảng 44% thanh niên và vị thành niên trong độ tuổi từ 14-25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ước tính tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam.
Bộ Y tế thời gian qua đã thử nghiệm một số mô hình thí điểm phù hợp về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho thanh niên và vị thành niên ở trong và ngoài trường học. Tuy nhiên những mô hình này chưa được nhân rộng vì vấn đề sức khỏe sinh sản, tình dục cho vị thành niên chưa được coi là một vấn đề ưu tiên, điều này thể hiện qua việc trung ương phân bổ kinh phí hạn hẹp cho các chương trình liên quan tới vị thành niên tại địa phương.
Các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho thanh niên và vị thành niên chưa được phổ biến rộng rãi, nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng cao nhất trong lứa tuổi 15-19 và đặc biệt cao (50,4%) trong nhóm phụ nữ chưa lập gia đình nhưng có sinh hoạt tình dục.
Có đến 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn trong điều tra SAVY 2 cho rằng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tình dục không dễ dàng đặc biệt là ở vùng nông thôn và khu vực các dân tộc thiểu số sinh sống.
Chỉ có 88% số phụ nữ mang thai dưới 20 tuổi được khám thai ít nhất một lần trong khi số lần khám thai của các nhóm phụ nữ khác ở lứa tuổi cao hơn là 94%. Khi sinh, khoảng 86% vị thành niên nhận được sự hỗ trợ từ người đỡ đẻ có kỹ năng, so với 93% ở các nhóm phụ nữ ở tuổi cao hơn.
Ở những nơi có cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/tình dục, các cơ sở này thường hoạt động chưa hiệu quả hoặc chưa cung cấp các dịch vụ thân thiện với thanh niên và vị thành niên.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn còn thiếu số liệu thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và tình trạng sinh con sớm ở tuổi vị thành niên.
Hầu hết các vấn đề nghiên cứu về tình dục, mang thai, phá thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bao gồm cả HIV/AIDS) ở vị thành niên và thanh niên chưa có gia đình chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc dựa trên các số liệu của bệnh viện.
Niên giám thống kê y tế chưa có các số liệu thống kê đầy đủ về các cơ sở y tế có thực hiện cung cấp thông tin, giáo dục và tư vấn về sức khỏe sinh sản/tình dục cho vị thành niên.
Các chương trình về dân số và sức khỏe sinh sản được thực thi một cách rộng rãi trong những năm gần đây hầu hết chỉ tập trung vào đối tượng là các cặp vợ chồng chứ chưa chú ý tới vị thành niên.
Để giải quyết các vấn đề có liên quan tới tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam, Bộ Y tế cần phối hợp với các Bộ ngành có liên quan tiếp tục thực hiện điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 5 năm một lần, nhằm cập nhật thông tin về sức khỏe vị thành niên và thanh niên. Đồng thời thực hiện đánh giá về tử vong mẹ trong nhóm vị thành niên và thanh niên để xây dựng các số liệu thống kê đáng tin cậy làm cơ sở xây dựng chính sách, phát triển các can thiệp về sức khỏe sinh sản phù hợp cho nhóm thanh niên và vị thành niên.
Bộ Y tế cũng cần có đánh giá về các mô hình can thiệp sức khỏe sinh sản, tình dục cho vị thành niên và thanh niên nhằm rút ra các bài học điển hình, các mô hình hiệu quả nhất để nhân rộng trên toàn quốc./.
Nhật Minh (TTXVN)