Mặc dù các cơ quan nhà nước đã tăng cường trao đổi văn bản qua hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành, song tỷ lệ này còn hạn chế.
Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg (tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước) và sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg (tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước), ngày 24/9.
Cụ thể, tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng thư điện tử đối với các Bộ, ngành vào khoảng 30%; các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khoảng 20%. Trong khi đó, số lượng văn bản được trao đổi cùng lúc trên cả môi trường điện tử và bản giấy đối với các Bộ, ngành đạt 30-40% và các tỉnh/thành là 30-35%.
Các loại văn bản được trao đổi qua môi trường mạng là giấy mời họp, tài liệu họp, thông báo, báo cáo định kỳ hàng tháng, lịch công tác, phiếu điều tra, khảo sát, dự thảo văn bản, thông tin chỉ đạo, điều hành.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, so với yêu cầu đặt ra, các cơ quan nhà nước chưa tận dụng hiệu quả các điều kiện hiện có để thực hiện trao đổi văn bản trên môi trường mạng. Thậm chí, có địa phương hầu như chưa có văn bản nào được trao đổi trên mạng.
Điều đáng nói là thời gian qua hạ tầng kỹ thuật công nghệ ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Trung bình có 88% cán bộ, công chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 86% cán bộ, công chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trang bị máy tính phục vụ công việc. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức phục vụ công việc…/.
Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg (tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước) và sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg (tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước), ngày 24/9.
Cụ thể, tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng thư điện tử đối với các Bộ, ngành vào khoảng 30%; các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khoảng 20%. Trong khi đó, số lượng văn bản được trao đổi cùng lúc trên cả môi trường điện tử và bản giấy đối với các Bộ, ngành đạt 30-40% và các tỉnh/thành là 30-35%.
Các loại văn bản được trao đổi qua môi trường mạng là giấy mời họp, tài liệu họp, thông báo, báo cáo định kỳ hàng tháng, lịch công tác, phiếu điều tra, khảo sát, dự thảo văn bản, thông tin chỉ đạo, điều hành.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, so với yêu cầu đặt ra, các cơ quan nhà nước chưa tận dụng hiệu quả các điều kiện hiện có để thực hiện trao đổi văn bản trên môi trường mạng. Thậm chí, có địa phương hầu như chưa có văn bản nào được trao đổi trên mạng.
Điều đáng nói là thời gian qua hạ tầng kỹ thuật công nghệ ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Trung bình có 88% cán bộ, công chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 86% cán bộ, công chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trang bị máy tính phục vụ công việc. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức phục vụ công việc…/.
Phương Chi (Vietnam+)