Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết nhờ các nỗ lực toàn cầu, trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm mạnh và có khoảng 90 triệu trẻ em được cứu sống.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn nữa những nỗ lực trong lĩnh vực này để thế giới đạt được mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em vào năm 2015 - một trong những Mục tiêu phát triên thiên niên kỷ (MDGs).
Liên hợp quốc dẫn báo cáo công bố ngày 13/9 của UNICEF nhan đề “Báo cáo tiến độ 2013 về cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ em” cho biết năm 2012, số trẻ tử vong đã giảm xuống còn 6,6 triệu so với con số 12,6 triệu của năm 1990. Việc giảm mạnh được tỷ lệ tử vong này là nhờ các biện pháp chữa trị hiệu quả và chi phí thấp hơn cùng với những cải thiện về dinh dưỡng, giáo dục cho các bà mẹ.
Tuy nhiên, UNICEF cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không nỗ lực hơn nữa thúc đẩy tiến trình này, phải tới năm 2028 thế giới mới đạt được mục tiêu đặt ra trong MDGs, theo đó giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em vào năm 2015.
Các nước khu vực Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương đã dẫn đầu nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ em tử vong, theo đó, từ năm 1990, khu vực đã giảm được hơn 60% tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong.
Trái lại, tại khu vực Trung và Tây Phi tỷ lệ giảm tử vong trẻ em chỉ là 39%.
Năm 2012, chính phủ các nước Ethiopia, Ấn Độ và Mỹ cùng với UNICEF đã khởi động sáng kiến “Cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ em: Nỗ lực cần được thúc đẩy.”
Sáng kiến là nỗ lực toàn cầu thúc đẩy việc ngăn chặn trẻ bị chết bởi các bệnh có thể phòng ngừa được và khoảng 176 chính phủ các nước đã đăng ký tham gia sáng kiến này./.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn nữa những nỗ lực trong lĩnh vực này để thế giới đạt được mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em vào năm 2015 - một trong những Mục tiêu phát triên thiên niên kỷ (MDGs).
Liên hợp quốc dẫn báo cáo công bố ngày 13/9 của UNICEF nhan đề “Báo cáo tiến độ 2013 về cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ em” cho biết năm 2012, số trẻ tử vong đã giảm xuống còn 6,6 triệu so với con số 12,6 triệu của năm 1990. Việc giảm mạnh được tỷ lệ tử vong này là nhờ các biện pháp chữa trị hiệu quả và chi phí thấp hơn cùng với những cải thiện về dinh dưỡng, giáo dục cho các bà mẹ.
Tuy nhiên, UNICEF cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không nỗ lực hơn nữa thúc đẩy tiến trình này, phải tới năm 2028 thế giới mới đạt được mục tiêu đặt ra trong MDGs, theo đó giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em vào năm 2015.
Các nước khu vực Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương đã dẫn đầu nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ em tử vong, theo đó, từ năm 1990, khu vực đã giảm được hơn 60% tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong.
Trái lại, tại khu vực Trung và Tây Phi tỷ lệ giảm tử vong trẻ em chỉ là 39%.
Năm 2012, chính phủ các nước Ethiopia, Ấn Độ và Mỹ cùng với UNICEF đã khởi động sáng kiến “Cam kết giảm tỷ lệ tử vong trẻ em: Nỗ lực cần được thúc đẩy.”
Sáng kiến là nỗ lực toàn cầu thúc đẩy việc ngăn chặn trẻ bị chết bởi các bệnh có thể phòng ngừa được và khoảng 176 chính phủ các nước đã đăng ký tham gia sáng kiến này./.
(TTXVN)