Hiện nay, tại nhiều hộ gia đình, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên tỷ lệ người béo phì có chiều hướng tăng, nhất là ở trẻ em.
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì hiện nay là 5,6%, gấp hơn 6 lần so với năm 2000 và đang tiếp tục gia tăng.
Thông tin trên được tiến sỹ Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đưa ra tại Hội thảo xây dựng các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý từ nay đến năm 2020, diễn ra sáng 19/9, ở Hà Nội.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, từ năm 2000 đến 2010, số lượng trẻ em bị thừa cân béo phì trong liên tục tăng theo từng năm, trong đó tỷ lệ béo phì ở bé trai nhiều hơn bé gái. Ở thành phố, tỷ lệ trẻ béo phì cao gấp rưỡi ở nông thôn. Xu hướng này cũng diễn ra đối với người trưởng thành với tỷ lệ 5,6%, tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 50 đến 60 tuổi.
Theo một báo cáo của Viện Dinh dưỡng, trong 10 năm (từ 2000-2010) khẩu phần ăn của các gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi đáng kể. Đến nay, gạo chỉ chiếm 66,4% khẩu phần ăn, giảm gần 20%; thay vào đó thịt, sữa, trứng chiếm gần 25% khẩu phần ăn, tăng gần 17% so với 10 năm trước.
Trong đó, trung bình mỗi người Việt Nam ăn hơn 30kg thịt một năm, thấp hơn 16kg so với mức trung bình của thế giới, nhưng do chế độ dinh dưỡng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo; đặc biệt chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên tỷ lệ người béo phì có chiều hướng tăng.
Hiện nay, vẫn còn có sự đan xen giữa thiếu và thừa dinh dưỡng, chính vì thế trước thực trạng vừa nêu, ông Tuyên cho rằng, những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cần phải được thay đổi trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Lời khuyên dinh dưỡng trong giai đoạn tới được Viện Dinh dưỡng đưa ra là khẩu phần ăn đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần nhưng mà không nên ăn thiếu chất như ở một số vùng còn đang khó khăn như hiện nay và không quá thừa giống như ở một số vùng đô thị. Bên cạnh đó, việc tập thể dục hàng ngày cũng là vấn đề mà người dân cần quan tâm hơn nữa...
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì hiện nay là 5,6%, gấp hơn 6 lần so với năm 2000 và đang tiếp tục gia tăng.
Thông tin trên được tiến sỹ Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đưa ra tại Hội thảo xây dựng các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý từ nay đến năm 2020, diễn ra sáng 19/9, ở Hà Nội.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, từ năm 2000 đến 2010, số lượng trẻ em bị thừa cân béo phì trong liên tục tăng theo từng năm, trong đó tỷ lệ béo phì ở bé trai nhiều hơn bé gái. Ở thành phố, tỷ lệ trẻ béo phì cao gấp rưỡi ở nông thôn. Xu hướng này cũng diễn ra đối với người trưởng thành với tỷ lệ 5,6%, tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 50 đến 60 tuổi.
Theo một báo cáo của Viện Dinh dưỡng, trong 10 năm (từ 2000-2010) khẩu phần ăn của các gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi đáng kể. Đến nay, gạo chỉ chiếm 66,4% khẩu phần ăn, giảm gần 20%; thay vào đó thịt, sữa, trứng chiếm gần 25% khẩu phần ăn, tăng gần 17% so với 10 năm trước.
Trong đó, trung bình mỗi người Việt Nam ăn hơn 30kg thịt một năm, thấp hơn 16kg so với mức trung bình của thế giới, nhưng do chế độ dinh dưỡng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo; đặc biệt chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên tỷ lệ người béo phì có chiều hướng tăng.
Hiện nay, vẫn còn có sự đan xen giữa thiếu và thừa dinh dưỡng, chính vì thế trước thực trạng vừa nêu, ông Tuyên cho rằng, những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cần phải được thay đổi trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Lời khuyên dinh dưỡng trong giai đoạn tới được Viện Dinh dưỡng đưa ra là khẩu phần ăn đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần nhưng mà không nên ăn thiếu chất như ở một số vùng còn đang khó khăn như hiện nay và không quá thừa giống như ở một số vùng đô thị. Bên cạnh đó, việc tập thể dục hàng ngày cũng là vấn đề mà người dân cần quan tâm hơn nữa...
10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý
1. Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng. 2. Phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món. 3. Ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá. 4. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật. 5. Sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi. 6. Không ăn mặn, sử dụng muối iôt trong chế biến thức ăn. 7. Ăn nhiều rau, củ, quả hằng ngày. 8. Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn. Dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn. 9. Uống đủ nước chín hằng ngày, hạn chế rượu, bia, đồ ngọt. 10. Thực hiện nếp sống năng động, hoạt động thể lực đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không hút thuốc lá. |
Thùy Giang (Vietnam+)