Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc và Geneva, ngày 4/9, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) công bố báo cáo, trong đó cảnh báo tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng đồng euro lan rộng và tác động tiêu cực đến các nền kinh tế mới nổi.
Báo cáo nhan đề “Tổng quan việc làm toàn cầu: Triển vọng thị trường lao động ảm đạm cho giới trẻ,” khẳng định thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng việc làm trong giới trẻ.
Theo đó, người trẻ tuổi có nguy cơ thất nghiệp cao gấp 3 lần so với người trưởng thành và có hơn 75 triệu thanh niên trên toàn cầu đang phải tìm kiếm việc làm.
ILO trước đó cũng từng cảnh báo một thế hệ trẻ bị tổn thương khi đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao, công việc không ổn định ở các quốc gia phát triển, trong khi thanh niên ở thế giới thứ ba phải chịu cảnh nghèo đói kéo dài.
Báo cáo của ILO cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ toàn cầu sẽ tăng tới 12,9% vào năm 2017, tăng 0,2% so với năm 2012. Bắc Phi và Trung Đông là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp trẻ cao nhất - 25% trong những năm tới.
Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nền kinh tế phát triển có xu hướng giảm dần từ 17,5% năm 2012 xuống 15,6% năm 2017, cao hơn nhiều so với 12,5% năm 2007 trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến việc giảm dần tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển không phải do sự cải thiện của thị trường việc làm, mà chủ yếu do giới trẻ rút khỏi lực lượng lao động.
Tác động của khủng hoảng đồng euro cũng được các chuyên gia ILO cảnh báo là đã vượt ra khỏi lục địa "già" và sẽ tác động tới các nền kinh tế châu Á và Mỹ Latinh do ảnh hưởng của việc giảm hoạt động xuất khẩu tới các nền kinh tế phát triển này. ILO ước tính tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Á sẽ tăng từ 9,5% trong năm nay lên 10,4% trong năm 2017.
Tại cuộc họp thường niên vào tháng 6/2012, ILO đã thông qua nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên phối hợp hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm trong giới trẻ. Nghị quyết đưa ra một loạt biện pháp trong các lĩnh vực như các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tuyển dụng, thị trường lao động, khuyến khích kinh doanh và quyền của giới trẻ. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhu cầu phải cân bằng, thống nhất và bổ sung cho nhau khi thực hiện các biện pháp này.
ILO cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần thiết lập các hệ thống bảo hiểm việc làm và ưu tiên ngân sách cho đào tạo việc làm, đặc biệt là đối với lao động trẻ./.
Báo cáo nhan đề “Tổng quan việc làm toàn cầu: Triển vọng thị trường lao động ảm đạm cho giới trẻ,” khẳng định thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng việc làm trong giới trẻ.
Theo đó, người trẻ tuổi có nguy cơ thất nghiệp cao gấp 3 lần so với người trưởng thành và có hơn 75 triệu thanh niên trên toàn cầu đang phải tìm kiếm việc làm.
ILO trước đó cũng từng cảnh báo một thế hệ trẻ bị tổn thương khi đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao, công việc không ổn định ở các quốc gia phát triển, trong khi thanh niên ở thế giới thứ ba phải chịu cảnh nghèo đói kéo dài.
Báo cáo của ILO cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ toàn cầu sẽ tăng tới 12,9% vào năm 2017, tăng 0,2% so với năm 2012. Bắc Phi và Trung Đông là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp trẻ cao nhất - 25% trong những năm tới.
Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nền kinh tế phát triển có xu hướng giảm dần từ 17,5% năm 2012 xuống 15,6% năm 2017, cao hơn nhiều so với 12,5% năm 2007 trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến việc giảm dần tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển không phải do sự cải thiện của thị trường việc làm, mà chủ yếu do giới trẻ rút khỏi lực lượng lao động.
Tác động của khủng hoảng đồng euro cũng được các chuyên gia ILO cảnh báo là đã vượt ra khỏi lục địa "già" và sẽ tác động tới các nền kinh tế châu Á và Mỹ Latinh do ảnh hưởng của việc giảm hoạt động xuất khẩu tới các nền kinh tế phát triển này. ILO ước tính tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Á sẽ tăng từ 9,5% trong năm nay lên 10,4% trong năm 2017.
Tại cuộc họp thường niên vào tháng 6/2012, ILO đã thông qua nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên phối hợp hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm trong giới trẻ. Nghị quyết đưa ra một loạt biện pháp trong các lĩnh vực như các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tuyển dụng, thị trường lao động, khuyến khích kinh doanh và quyền của giới trẻ. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhu cầu phải cân bằng, thống nhất và bổ sung cho nhau khi thực hiện các biện pháp này.
ILO cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần thiết lập các hệ thống bảo hiểm việc làm và ưu tiên ngân sách cho đào tạo việc làm, đặc biệt là đối với lao động trẻ./.
(TTXVN)