Tổ chức công đoàn lớn nhất Hy Lạp cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này sang năm 2013 sẽ leo lên 29% nếu chính phủ thực hiện thêm các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" - dự kiến sẽ vượt con số 14,4 tỷ USD trong năm 2012-13.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ AP, Savvas Rombolis, phụ trách nghiên cứu tại liên đoàn lao động GSEE dự báo GDP của Hy Lạp năm 2012 ước suy giảm 7%, đưa tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên 24% (tức khoảng 1,2 triệu người dân Hy Lạp không có việc làm.
Sang năm 2013, nền kinh tế Hy Lạp được dự báo vẫn trượt dốc, với tỷ lệ thất nghiệp dao động từ 28-29% (1,4 triệu người thất nghiệp). Theo thống kê, trong tháng 5/2012, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đứng ở mức 23,1%. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người nằm trong độ tuổi dưới 25 lên tới 54,9%.
Theo ông Rombolis, sau khi tiến hành phân tích xu hướng biến động của tiền lương, giá hàng hóa/dịch vụ, và tác động của những đợt tăng thuế liên tiếp kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp bùng phát hồi cuối năm 2009, cho thấy sức chi tiêu của những người Hy Lạp có mức lương tối thiểu giảm xuống mức thấp nhất của năm 1979, trong khi sức tiêu của những người có mức lương trung bình tương đương hồi đầu những năm 1980.
Hy Lạp đang phải dựa vào các khoản vay khẩn cấp từ 16 nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh bị phá sản.
Hy Lạp có thể sẽ tiếp tục giảm lương và các khoản phúc lợi xã hội khác trong khuôn khổ của một gói "thắt chặt hầu bao" mới - mà Aten tuyên bố có ý nghĩa sống còn để nhận được các khoản vay và ở lại với Eurozone.
Trong khi đó, Pháp - một "ông lớn" trong Eurozone - đang phải đối phó với nạn thất nghiệp bùng nổ, với 3 triệu người không có việc làm, tức 10% dân Pháp trong tuổi lao động thất nghiệp.
Kinh tế Pháp năm 2012 ước chỉ tăng 0,3%, trong khi để bảo đảm cân bằng cho thị trường lao động, GDP phải tăng tối thiểu 1,5%.
Những con số nói trên cho thấy nội các của ông Jean Marc Ayrault đang đứng trước một bài toán vô cùng nan giải./.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ AP, Savvas Rombolis, phụ trách nghiên cứu tại liên đoàn lao động GSEE dự báo GDP của Hy Lạp năm 2012 ước suy giảm 7%, đưa tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên 24% (tức khoảng 1,2 triệu người dân Hy Lạp không có việc làm.
Sang năm 2013, nền kinh tế Hy Lạp được dự báo vẫn trượt dốc, với tỷ lệ thất nghiệp dao động từ 28-29% (1,4 triệu người thất nghiệp). Theo thống kê, trong tháng 5/2012, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đứng ở mức 23,1%. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người nằm trong độ tuổi dưới 25 lên tới 54,9%.
Theo ông Rombolis, sau khi tiến hành phân tích xu hướng biến động của tiền lương, giá hàng hóa/dịch vụ, và tác động của những đợt tăng thuế liên tiếp kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp bùng phát hồi cuối năm 2009, cho thấy sức chi tiêu của những người Hy Lạp có mức lương tối thiểu giảm xuống mức thấp nhất của năm 1979, trong khi sức tiêu của những người có mức lương trung bình tương đương hồi đầu những năm 1980.
Hy Lạp đang phải dựa vào các khoản vay khẩn cấp từ 16 nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh bị phá sản.
Hy Lạp có thể sẽ tiếp tục giảm lương và các khoản phúc lợi xã hội khác trong khuôn khổ của một gói "thắt chặt hầu bao" mới - mà Aten tuyên bố có ý nghĩa sống còn để nhận được các khoản vay và ở lại với Eurozone.
Trong khi đó, Pháp - một "ông lớn" trong Eurozone - đang phải đối phó với nạn thất nghiệp bùng nổ, với 3 triệu người không có việc làm, tức 10% dân Pháp trong tuổi lao động thất nghiệp.
Kinh tế Pháp năm 2012 ước chỉ tăng 0,3%, trong khi để bảo đảm cân bằng cho thị trường lao động, GDP phải tăng tối thiểu 1,5%.
Những con số nói trên cho thấy nội các của ông Jean Marc Ayrault đang đứng trước một bài toán vô cùng nan giải./.
Hương Giang (TTXVN)