Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố ngày 15/12 cho biết tỷ lệ tăng lương trung bình toàn cầu năm 2008 và 2009 đã giảm gần 50% so với năm 2007 do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mới đây.
Kết quả phân tích của ILO đối với các dữ liệu của 115 nước, bao gồm 94% trong tổng số 1,4 tỷ người làm công ăn lương trên toàn cầu, cho biết tỷ lệ tăng lương trung bình toàn cầu năm 2008 và 2009 giảm lần lượt xuống còn 1,5% và 1,6% so với mức 2,8% của năm 2007 là năm trước khủng hoảng.
Nếu không tính mức tăng lương của Trung Quốc, tỷ lệ tăng lương trung bình toàn cầu năm 2008 là 0,8% và năm 2009 là 0,7%. Tỷ lệ tăng lương tuy có giảm song vẫn duy trì ở mức tích cực ở châu Á và châu Mỹ Latin, còn tại các khu vực khác như Đông Âu và Trung Á, tỷ lệ này giảm mạnh và tiêu cực. Mức lương thực tế trong năm 2008 và 2009 giảm mạnh lần lượt ở 12 và 7 trong 28 nền kinh tế phát triển.
Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia nhấn mạnh nghiên cứu của ILO cho thấy một góc khuất của cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu không chỉ tác động bi đát đối với hàng triệu người bị mất việc làm mà cũng tác động nghiêm trọng đến hàng triệu người khác tuy vẫn còn việc làm nhưng lương và phúc lợi xã hội cũng bị giảm mạnh.
Vì vậy, tác động ngắn hạn của khủng hoảng về lương cần phải được đánh giá trong bối cảnh giảm dài hạn một phần lương trong tổng thu nhập của người lao động, sự gián đoạn giữa tăng sản xuất và lương cũng như sự bất bình đẳng về mức lương cũng tăng nhanh hơn và diện rộng hơn.
Sự trì trệ về lương cũng là nhân tố quan trọng làm tăng khủng hoảng và tiếp tục làm suy yếu nền kinh tế của nhiều nước. Nhịp độ phục hồi kinh tế phụ thuộc một phần vào mức độ các hộ gia đình có thể sử dụng lương của họ để tăng tiêu dùng.
Báo cáo về lương toàn cầu năm 2010/2011 cho biết 50% số nước được ILO khảo sát đã điều chỉnh mức lương tối thiểu để duy trì sức mua của những người lao động dễ bị tổn thương nhất. Đây là phản ứng đáng hoan nghênh vì trong các cuộc khủng hoảng trước đây, phản ứng của các nước nói chung là "đóng băng" mức lương tối thiểu.
Chính phủ các nước đã chú ý điều chỉnh mức lương tối thiểu cùng với việc thực hiện các chính sách xã hội và thị trường lao động phù hợp để giảm tác động của khủng hoảng đối với những người lao động lương thấp./.
Kết quả phân tích của ILO đối với các dữ liệu của 115 nước, bao gồm 94% trong tổng số 1,4 tỷ người làm công ăn lương trên toàn cầu, cho biết tỷ lệ tăng lương trung bình toàn cầu năm 2008 và 2009 giảm lần lượt xuống còn 1,5% và 1,6% so với mức 2,8% của năm 2007 là năm trước khủng hoảng.
Nếu không tính mức tăng lương của Trung Quốc, tỷ lệ tăng lương trung bình toàn cầu năm 2008 là 0,8% và năm 2009 là 0,7%. Tỷ lệ tăng lương tuy có giảm song vẫn duy trì ở mức tích cực ở châu Á và châu Mỹ Latin, còn tại các khu vực khác như Đông Âu và Trung Á, tỷ lệ này giảm mạnh và tiêu cực. Mức lương thực tế trong năm 2008 và 2009 giảm mạnh lần lượt ở 12 và 7 trong 28 nền kinh tế phát triển.
Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia nhấn mạnh nghiên cứu của ILO cho thấy một góc khuất của cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu không chỉ tác động bi đát đối với hàng triệu người bị mất việc làm mà cũng tác động nghiêm trọng đến hàng triệu người khác tuy vẫn còn việc làm nhưng lương và phúc lợi xã hội cũng bị giảm mạnh.
Vì vậy, tác động ngắn hạn của khủng hoảng về lương cần phải được đánh giá trong bối cảnh giảm dài hạn một phần lương trong tổng thu nhập của người lao động, sự gián đoạn giữa tăng sản xuất và lương cũng như sự bất bình đẳng về mức lương cũng tăng nhanh hơn và diện rộng hơn.
Sự trì trệ về lương cũng là nhân tố quan trọng làm tăng khủng hoảng và tiếp tục làm suy yếu nền kinh tế của nhiều nước. Nhịp độ phục hồi kinh tế phụ thuộc một phần vào mức độ các hộ gia đình có thể sử dụng lương của họ để tăng tiêu dùng.
Báo cáo về lương toàn cầu năm 2010/2011 cho biết 50% số nước được ILO khảo sát đã điều chỉnh mức lương tối thiểu để duy trì sức mua của những người lao động dễ bị tổn thương nhất. Đây là phản ứng đáng hoan nghênh vì trong các cuộc khủng hoảng trước đây, phản ứng của các nước nói chung là "đóng băng" mức lương tối thiểu.
Chính phủ các nước đã chú ý điều chỉnh mức lương tối thiểu cùng với việc thực hiện các chính sách xã hội và thị trường lao động phù hợp để giảm tác động của khủng hoảng đối với những người lao động lương thấp./.
(TTXVN/Vietnam+)