Tỷ lệ phụ nữ làm việc trong lực lượng cán bộ tư pháp hình sự thấp và họ vẫn chỉ tập trung ở các vị trí quản lý cấp thấp. Bên cạnh đó, quy định về tuổi nghỉ hưu của nữ là 55 tuổi cũng đang cản trở cơ hội thăng tiến của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự và cần có sự thay đổi phù hợp.
Đây là kết quả của Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam” do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công bố ngày 18/10.
Báo cáo này được thực hiện từ tháng 11/2012 với sự tham gia của các chuyên gia đến UNODC, UN Women và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Báo cáo tập trung vào ba đối tượng chính: Phụ nữ là nạn nhân của tội phạm, phụ nữ vi phạm pháp luật và phụ nữ công tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Đối với đối tượng phụ nữ vi phạm pháp luật, báo cáo cho thấy, mặc dù luật đã có những điều khoản riêng liên quan tới người phạm tội và tù nhân là nữ giới nhưng vẫn chưa tính hết các nhu cầu sinh học và xã hội đặc thù của phụ nữ trong các quy định, chính sách cho đối tượng này.
Mặc khác, nghiên cứu phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình lại cho thấy tỷ lệ báo cáo về bạo lực gia đình của phụ nữ là khá thấp và các nạn nhân thường dựa vào các cán bộ hòa giải tại địa phương để xử lý vụ việc. Phụ nữ bị bạo hành cũng ít tiếp cận dịch vụ trợ giúp về pháp lý trong khi tòa án cũng chưa có quy trình phù hợp để giải quyết các nhu cầu đặc thù của nạn nhân bị bạo hành.
Đối với cả ba đối tượng, nghiên cứu đều chỉ ra sự cần thiết của xây dựng các chính sách và chương trình dựa trên nhạy cảm về giới trong hệ thống tư pháp hình sự.
Phát biểu tại lễ công bố, bà Zhuldyz Akisheva, Giám đốc UNODc tại Việt Nam cho biết: “Đánh giá giúp chúng ta hiểu được thực tế khi phụ nữ tham gia vào hệ thống tư pháp, xác định những trở ngại và thách thức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận công lý của phụ nữ.”
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhận định: “Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu khoảng cách giữa pháp luật và thực tế về bình đẳng giới, cho thấy chúng ta cần đầu tư, nỗ lực mạnh mẽ hơn để đảm bảo nam giới và phụ nữ được công nhận như nhau, đồng thời các cơ hội và lợi ích của họ được tôn trọng và bình đẳng,”
Dựa trên kết quả nghiên cứu, những đánh giá sẽ đưa ra các kiến nghị tới các cơ quan của Chính phủ để thay đổi các chính sách dài hạn để cải thiện tình hình của phụ nữ trong hệ thống tư pháp./.
Đây là kết quả của Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam” do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công bố ngày 18/10.
Báo cáo này được thực hiện từ tháng 11/2012 với sự tham gia của các chuyên gia đến UNODC, UN Women và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Báo cáo tập trung vào ba đối tượng chính: Phụ nữ là nạn nhân của tội phạm, phụ nữ vi phạm pháp luật và phụ nữ công tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Đối với đối tượng phụ nữ vi phạm pháp luật, báo cáo cho thấy, mặc dù luật đã có những điều khoản riêng liên quan tới người phạm tội và tù nhân là nữ giới nhưng vẫn chưa tính hết các nhu cầu sinh học và xã hội đặc thù của phụ nữ trong các quy định, chính sách cho đối tượng này.
Mặc khác, nghiên cứu phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình lại cho thấy tỷ lệ báo cáo về bạo lực gia đình của phụ nữ là khá thấp và các nạn nhân thường dựa vào các cán bộ hòa giải tại địa phương để xử lý vụ việc. Phụ nữ bị bạo hành cũng ít tiếp cận dịch vụ trợ giúp về pháp lý trong khi tòa án cũng chưa có quy trình phù hợp để giải quyết các nhu cầu đặc thù của nạn nhân bị bạo hành.
Đối với cả ba đối tượng, nghiên cứu đều chỉ ra sự cần thiết của xây dựng các chính sách và chương trình dựa trên nhạy cảm về giới trong hệ thống tư pháp hình sự.
Phát biểu tại lễ công bố, bà Zhuldyz Akisheva, Giám đốc UNODc tại Việt Nam cho biết: “Đánh giá giúp chúng ta hiểu được thực tế khi phụ nữ tham gia vào hệ thống tư pháp, xác định những trở ngại và thách thức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận công lý của phụ nữ.”
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhận định: “Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu khoảng cách giữa pháp luật và thực tế về bình đẳng giới, cho thấy chúng ta cần đầu tư, nỗ lực mạnh mẽ hơn để đảm bảo nam giới và phụ nữ được công nhận như nhau, đồng thời các cơ hội và lợi ích của họ được tôn trọng và bình đẳng,”
Dựa trên kết quả nghiên cứu, những đánh giá sẽ đưa ra các kiến nghị tới các cơ quan của Chính phủ để thay đổi các chính sách dài hạn để cải thiện tình hình của phụ nữ trong hệ thống tư pháp./.
Hồng Kiều (Vietnam+)