Tỷ lệ những người cao tuổi cư trú tại các thành phố ở Trung Quốc tự tử đang tăng nhanh một cách đáng lo ngại trong những năm gần đây.
Giáo sư Kim Tuấn đến từ Khoa Xã hội học, trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo tại một cuộc hội thảo tổ chức tại trường Đại học Bắc Kinh rằng nước này đang phải đối mặt thực trạng dân số già đi.
Theo Giáo sư Kim Tuấn, tỷ lệ các vụ tự tử ở những người cao tuổi từ 70-74 tại các khu vực thành thị tăng từ 13,39/100.000 mỗi năm trong thập niên 1990 lên 33,67/100.000 mỗi năm trong giai đoạn 2002-2008.
Giáo sư Kim cho biết tăng chi phí y tế và khó khăn cuộc sống trong giai đoạn tái xây dựng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng sự tuyệt vọng ở người cao tuổi. Nhiều người cao tuổi Trung Quốc đang phải sống trong các khu phố cũ trong thành phố có nguy cơ bị "giải tán" khi nước này đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các thành phố.
Ông Kim phân tích: "Đối với người lớn tuổi, việc phải di chuyển tới một nơi khác sinh sống có thể là nguyên nhân suy sụp theo nhiều cách, như đẩy họ vào các cộng đồng xa lạ, làm mở rộng hố sâu ngăn cách với các thành viên trong gia đình họ và tăng tranh chấp quyền sở hữu đất đai tài sản."
Ngoài ra, chữ "hiếu" thể hiện đạo làm con đối với cha mẹ già đã không còn được đề cao trong nhịp sống hiện đại nữa, mà có thể còn bị hạ thấp hoặc trở nên suy đồi. Do đó, người già với suy nghĩ truyền thống có thể cảm thấy vô cùng thất vọng khi không được con cái chăm lo đầy đủ./.
Giáo sư Kim Tuấn đến từ Khoa Xã hội học, trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo tại một cuộc hội thảo tổ chức tại trường Đại học Bắc Kinh rằng nước này đang phải đối mặt thực trạng dân số già đi.
Theo Giáo sư Kim Tuấn, tỷ lệ các vụ tự tử ở những người cao tuổi từ 70-74 tại các khu vực thành thị tăng từ 13,39/100.000 mỗi năm trong thập niên 1990 lên 33,67/100.000 mỗi năm trong giai đoạn 2002-2008.
Giáo sư Kim cho biết tăng chi phí y tế và khó khăn cuộc sống trong giai đoạn tái xây dựng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng sự tuyệt vọng ở người cao tuổi. Nhiều người cao tuổi Trung Quốc đang phải sống trong các khu phố cũ trong thành phố có nguy cơ bị "giải tán" khi nước này đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các thành phố.
Ông Kim phân tích: "Đối với người lớn tuổi, việc phải di chuyển tới một nơi khác sinh sống có thể là nguyên nhân suy sụp theo nhiều cách, như đẩy họ vào các cộng đồng xa lạ, làm mở rộng hố sâu ngăn cách với các thành viên trong gia đình họ và tăng tranh chấp quyền sở hữu đất đai tài sản."
Ngoài ra, chữ "hiếu" thể hiện đạo làm con đối với cha mẹ già đã không còn được đề cao trong nhịp sống hiện đại nữa, mà có thể còn bị hạ thấp hoặc trở nên suy đồi. Do đó, người già với suy nghĩ truyền thống có thể cảm thấy vô cùng thất vọng khi không được con cái chăm lo đầy đủ./.
Anh Minh (Vietnam+)