Trong một năm, thành phố Hà Nội đã khám sàng lọc cho gần 174.250 học sinh độ tuổi 6-15 tại 216 trường tiểu học và trung học cơ sở.
Qua đó, hơn 13.550 học sinh được phát hiện mắc mới các tật khúc xạ cần được chỉnh kính.
Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ dự án "Phòng chống mù lòa cho trẻ em thành phố Hà Nội," có tổng kinh phí trên 508.800 USD trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến 12/2012.
Dự án đã cấp kính cho khoảng 1.580 học sinh thuộc 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn, và phẫu thuật cho 82 em bị các tật về mắt như lác, đục thể thủy tinh.
Dự án đã tổ chức tập huấn kiến thức về chăm sóc mắt và phương pháp thử thị lực cho 929 giáo viên; tập huấn về chăm sóc mắt trẻ em cho 248 cán bộ y tế xã, phường của 6 quận/huyện; cấp hơn 430 bảng thị lực giấy và gần 216 bảng thị lực hộp đèn cho 216 trường học, phát tờ tranh truyên truyền bảo vệ mắt cho tất cả các lớp học của các trường nói trên.
Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp cải thiện năng lực của các cán bộ nhãn khoa tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ y tế phường xã, giáo viên tại các trường học nhằm thực hiện công tác khám, phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ một cách hiện quả.
Bằng cách này, học sinh và người dân nghèo có thêm điều kiện tiếp cận dịch vụ khám tật khúc xạ, khám các bệnh mắt, được cấp kính và các dịch vụ điều trị khác./.
Qua đó, hơn 13.550 học sinh được phát hiện mắc mới các tật khúc xạ cần được chỉnh kính.
Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ dự án "Phòng chống mù lòa cho trẻ em thành phố Hà Nội," có tổng kinh phí trên 508.800 USD trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến 12/2012.
Dự án đã cấp kính cho khoảng 1.580 học sinh thuộc 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn, và phẫu thuật cho 82 em bị các tật về mắt như lác, đục thể thủy tinh.
Dự án đã tổ chức tập huấn kiến thức về chăm sóc mắt và phương pháp thử thị lực cho 929 giáo viên; tập huấn về chăm sóc mắt trẻ em cho 248 cán bộ y tế xã, phường của 6 quận/huyện; cấp hơn 430 bảng thị lực giấy và gần 216 bảng thị lực hộp đèn cho 216 trường học, phát tờ tranh truyên truyền bảo vệ mắt cho tất cả các lớp học của các trường nói trên.
Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp cải thiện năng lực của các cán bộ nhãn khoa tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ y tế phường xã, giáo viên tại các trường học nhằm thực hiện công tác khám, phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ một cách hiện quả.
Bằng cách này, học sinh và người dân nghèo có thêm điều kiện tiếp cận dịch vụ khám tật khúc xạ, khám các bệnh mắt, được cấp kính và các dịch vụ điều trị khác./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)