Tọa đàm với chủ đề “Chung tay hành động vì bé gái của chúng ta,” tổ chức sáng 27/9, tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương cho biết theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam đang ở mức báo động. Năm 2012 là 112,3 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Nếu xu hướng này không thay đổi, đến năm 2035 Việt Nam sẽ dư thừa 10% nam giới trưởng thành so với nữ giới.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tâm lý ưa thích con trai và việc đánh giá thấp vị trí, vai trò của phụ nữ và trẻ em gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn đến hậu quả thừa nam thiếu nữ trong xã hội; gia tăng áp lực buộc phụ nữ phải kết hôn sớm hơn và nam giới khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời; gia tăng bất bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm…
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn nặng nề. Nhiều người muốn sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, trông cậy lúc về già. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, bé gái sinh ra nếu được hưởng sự chăm sóc, giáo dục và cơ hội bình đẳng thì các em cũng sẽ có những đóng góp quan trọng cho gia đình và xã hội khi trưởng thành.
Bà Lê Thị Phương Thúy, Trưởng phòng tư vấn, Trung tâm Phụ nữ Phát triển cho biết mô hình “Ngôi nhà bình yên” do Trung tâm Phụ nữ sáng tạo thành lập từ năm 2007, là nơi trú ngụ an toàn tạm thời của những phụ nữ bị bạo hành. Từ ngày thành lập, Trung tâm đã tham vấn gần 600 trường hợp phụ nữ bị bạo hành, trong đó không ít chị em phải chịu sức ép quá nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần khi sinh con một bề là gái. Điều này, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình, làm tổn thương người phụ nữ.
Bác sỹ Nguyễn Thị Lan công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cho biết sinh con trai hay con gái hoàn toàn do nam giới quyết định. Áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường đã dẫn đến thực trạng đau lòng nhiều thai nhi là gái không kịp chào đời. Nếu chúng ta không can thiệp tích cực, sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và là tai họa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại buổi Tọa đàm, những người trong cuộc, là những ông bố, bà mẹ sinh con một bề là gái đã chia sẻ những câu chuyện cảm động khi người phụ nữ bị bạo hành, đánh đập vì không sinh được con trai; bùi ngùi, thương cảm khi người mẹ già phải sống cô đơn; khâm phục người cha dám xóa bỏ định kiến hướng dẫn con gái hương khói cho tổ tiên và tin tưởng con gái vẫn có thể nối dõi tông đường; niềm vui khi những cha mẹ già được con gái, con rể chăm sóc tận tình.
Các đại biểu đã nhìn nhận, trao đổi và chia sẻ các giải pháp nhằm thay đổi quan niệm thích con trai hơn con gái, từ đó, có những hành động thiết thực bảo vệ bé gái để các em sinh ra được đối xử bình dẳng, góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, vì tương lai, hạnh phúc của con em mình, dù là trai hay gái./.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương cho biết theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam đang ở mức báo động. Năm 2012 là 112,3 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Nếu xu hướng này không thay đổi, đến năm 2035 Việt Nam sẽ dư thừa 10% nam giới trưởng thành so với nữ giới.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tâm lý ưa thích con trai và việc đánh giá thấp vị trí, vai trò của phụ nữ và trẻ em gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn đến hậu quả thừa nam thiếu nữ trong xã hội; gia tăng áp lực buộc phụ nữ phải kết hôn sớm hơn và nam giới khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời; gia tăng bất bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm…
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn nặng nề. Nhiều người muốn sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, trông cậy lúc về già. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, bé gái sinh ra nếu được hưởng sự chăm sóc, giáo dục và cơ hội bình đẳng thì các em cũng sẽ có những đóng góp quan trọng cho gia đình và xã hội khi trưởng thành.
Bà Lê Thị Phương Thúy, Trưởng phòng tư vấn, Trung tâm Phụ nữ Phát triển cho biết mô hình “Ngôi nhà bình yên” do Trung tâm Phụ nữ sáng tạo thành lập từ năm 2007, là nơi trú ngụ an toàn tạm thời của những phụ nữ bị bạo hành. Từ ngày thành lập, Trung tâm đã tham vấn gần 600 trường hợp phụ nữ bị bạo hành, trong đó không ít chị em phải chịu sức ép quá nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần khi sinh con một bề là gái. Điều này, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình, làm tổn thương người phụ nữ.
Bác sỹ Nguyễn Thị Lan công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cho biết sinh con trai hay con gái hoàn toàn do nam giới quyết định. Áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường đã dẫn đến thực trạng đau lòng nhiều thai nhi là gái không kịp chào đời. Nếu chúng ta không can thiệp tích cực, sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và là tai họa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại buổi Tọa đàm, những người trong cuộc, là những ông bố, bà mẹ sinh con một bề là gái đã chia sẻ những câu chuyện cảm động khi người phụ nữ bị bạo hành, đánh đập vì không sinh được con trai; bùi ngùi, thương cảm khi người mẹ già phải sống cô đơn; khâm phục người cha dám xóa bỏ định kiến hướng dẫn con gái hương khói cho tổ tiên và tin tưởng con gái vẫn có thể nối dõi tông đường; niềm vui khi những cha mẹ già được con gái, con rể chăm sóc tận tình.
Các đại biểu đã nhìn nhận, trao đổi và chia sẻ các giải pháp nhằm thay đổi quan niệm thích con trai hơn con gái, từ đó, có những hành động thiết thực bảo vệ bé gái để các em sinh ra được đối xử bình dẳng, góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, vì tương lai, hạnh phúc của con em mình, dù là trai hay gái./.
Khiếu Tư (TTXVN)