Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày đầu tuần (13/6) là 20.618 đồng/USD, không đổi so với cuối tuần trước (11/6). Đây cũng là mức thấp nhất của tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ khi điều chỉnh, ngày 11/2/2011.
Cụ thể, sáng nay cũng như cuối tuần trước, giá bán USD của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 20.580 - 20.600 đồng/USD, thấp hơn tỷ giá trần 224 - 244 đồng và thấp hơn tỷ giá chính thức 18 - 38 đồng.
Chênh lệch mua vào - bán ra của các ngân hàng khoảng 70 - 100 đồng.
Như vậy, cùng với những dấu hiệu tích cực khác trên thị trường ngoại tệ, có thể thấy, tình trạng đô la hoá đang dần được hạn chế và thanh khoản tiền đồng trong ngân hàng được hỗ trợ.
Những diễn biến trên cần tiếp tục được theo dõi để có thể khẳng định một xu hướng mới. Nhưng kể từ đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách đối với đồng ngoại tệ (chủ yếu là USD), khi quy định lãi suất huy động bằng USD của cá nhân cao nhất chỉ còn 2%/năm và với doanh nghiệp cao nhất chỉ còn 0,5%/năm, sự dịch chuyển của dòng vốn đang thể hiện rõ rệt.
Các ngân hàng cho biết người dân đã bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng để chuyển sang VND khi cân nhắc lợi ích về lãi suất. Và một thực tế là giá mua vào USD trên thị trường tự do đã thấp hơn giá của các ngân hàng thương mại.
Việc gửi USD không còn hấp dẫn, khi đó lượng tiền lớn bằng ngoại tệ sẽ được chuyển sang VND để gửi vào ngân hàng lấy lãi suất cao, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng... và như vậy, nguồn VND trong ngân hàng sớm được cải thiện, lãi suất huy động VND sẽ giảm xuống, kéo lãi suất cho vay giảm theo mà không cần sự can thiệp của ngành chức năng.
Bằng cách làm này, việc huy động - cho vay USD sẽ dần thu hẹp, tiến tới xóa bỏ quan hệ huy động - cho vay bằng USD trong ngân hàng, mà chỉ còn quan hệ mua - bán.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5 ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 1,4%.
Các chuyên gia cho rằng, với những chính sách gần đây đối với USD, nguồn vốn ngoại tệ sẽ thu hẹp. Đặc biệt, chính sách tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các ngân hàng không làm chi phí vốn của ngân hàng tăng, tức lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ không tăng cao do trần lãi suất huy động đã hạ thấp. Tuy nhiên, dù lãi suất USD không tăng, nhưng doanh nghiệp cũng không dễ vay được ngoại tệ từ ngân hàng do nguồn ngoại tệ huy động được dự báo có xu hướng giảm, vì ngân hàng cũng phải chọn lọc khách hàng để cho vay ngoại tệ.
Việc người dân chuyển tiết kiệm sang tiền đồng khiến lượng huy động ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại tụt giảm tương đối. Cụ thể, tính đến cuối tháng 5 vừa qua, số dư tiền gửi VND trong toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,32%, trong khi USD lại giảm gần 2%.
Theo đại diện nhiều ngân hàng thương mại, xu thế này vẫn đang tiếp diễn. Việc trần lãi suất huy động USD giảm xuống 2%/năm càng củng cố xu hướng này khi mục tiêu chống đôla hóa nền kinh tế đã quá rõ.
Ông Đàm Thế Thái, Phó Tổng giám đốc HDBank nhận định: “So với cuối tháng 5, huy động USD giảm khoảng 30 tỷ đồng. Tôi cho rằng, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn khi mà lãi suất hai loại tiền chênh lệch quá lớn…”
Còn theo một lãnh đạo Khối khách hàng cá nhân của Eximbank, khách hàng đã có xu hướng chuyển dần từ gửi tiết kiệm bằng USD sang gửi tiết kiệm bằng VND.
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết Chính phủ đã đánh giá cao trong việc ổn định thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá giao dịch trong biên độ mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố, điều hành. Nhất là Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được một lượng ngoại tệ khá lớn trong vài tháng gần đây.
Theo Thống đốc, để ổn định thị trường ngoại tệ cũng như thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có những biện pháp kiểm soát chặt hơn đối với ngoại tệ cũng như thị trường vàng. Trong khi đó, trước diễn biến tăng giá tiêu dùng, lãi suất tiền đồng vẫn khó hạ trong ngắn hạn. Do đó, động lực thúc đẩy sự dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền đồng vẫn còn.
Thực tế, cạnh tranh huy động VND được các ngân hàng thương mại cho biết, vẫn chưa bớt căng thẳng, dù tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 19/5 chỉ ước tăng 0,01% so với tháng trước. Trong đó, tín dụng VND giảm 0,64%./.
Cụ thể, sáng nay cũng như cuối tuần trước, giá bán USD của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 20.580 - 20.600 đồng/USD, thấp hơn tỷ giá trần 224 - 244 đồng và thấp hơn tỷ giá chính thức 18 - 38 đồng.
Chênh lệch mua vào - bán ra của các ngân hàng khoảng 70 - 100 đồng.
Như vậy, cùng với những dấu hiệu tích cực khác trên thị trường ngoại tệ, có thể thấy, tình trạng đô la hoá đang dần được hạn chế và thanh khoản tiền đồng trong ngân hàng được hỗ trợ.
Những diễn biến trên cần tiếp tục được theo dõi để có thể khẳng định một xu hướng mới. Nhưng kể từ đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách đối với đồng ngoại tệ (chủ yếu là USD), khi quy định lãi suất huy động bằng USD của cá nhân cao nhất chỉ còn 2%/năm và với doanh nghiệp cao nhất chỉ còn 0,5%/năm, sự dịch chuyển của dòng vốn đang thể hiện rõ rệt.
Các ngân hàng cho biết người dân đã bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng để chuyển sang VND khi cân nhắc lợi ích về lãi suất. Và một thực tế là giá mua vào USD trên thị trường tự do đã thấp hơn giá của các ngân hàng thương mại.
Việc gửi USD không còn hấp dẫn, khi đó lượng tiền lớn bằng ngoại tệ sẽ được chuyển sang VND để gửi vào ngân hàng lấy lãi suất cao, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng... và như vậy, nguồn VND trong ngân hàng sớm được cải thiện, lãi suất huy động VND sẽ giảm xuống, kéo lãi suất cho vay giảm theo mà không cần sự can thiệp của ngành chức năng.
Bằng cách làm này, việc huy động - cho vay USD sẽ dần thu hẹp, tiến tới xóa bỏ quan hệ huy động - cho vay bằng USD trong ngân hàng, mà chỉ còn quan hệ mua - bán.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5 ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 1,4%.
Các chuyên gia cho rằng, với những chính sách gần đây đối với USD, nguồn vốn ngoại tệ sẽ thu hẹp. Đặc biệt, chính sách tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các ngân hàng không làm chi phí vốn của ngân hàng tăng, tức lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ không tăng cao do trần lãi suất huy động đã hạ thấp. Tuy nhiên, dù lãi suất USD không tăng, nhưng doanh nghiệp cũng không dễ vay được ngoại tệ từ ngân hàng do nguồn ngoại tệ huy động được dự báo có xu hướng giảm, vì ngân hàng cũng phải chọn lọc khách hàng để cho vay ngoại tệ.
Việc người dân chuyển tiết kiệm sang tiền đồng khiến lượng huy động ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại tụt giảm tương đối. Cụ thể, tính đến cuối tháng 5 vừa qua, số dư tiền gửi VND trong toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,32%, trong khi USD lại giảm gần 2%.
Theo đại diện nhiều ngân hàng thương mại, xu thế này vẫn đang tiếp diễn. Việc trần lãi suất huy động USD giảm xuống 2%/năm càng củng cố xu hướng này khi mục tiêu chống đôla hóa nền kinh tế đã quá rõ.
Ông Đàm Thế Thái, Phó Tổng giám đốc HDBank nhận định: “So với cuối tháng 5, huy động USD giảm khoảng 30 tỷ đồng. Tôi cho rằng, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn khi mà lãi suất hai loại tiền chênh lệch quá lớn…”
Còn theo một lãnh đạo Khối khách hàng cá nhân của Eximbank, khách hàng đã có xu hướng chuyển dần từ gửi tiết kiệm bằng USD sang gửi tiết kiệm bằng VND.
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết Chính phủ đã đánh giá cao trong việc ổn định thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá giao dịch trong biên độ mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố, điều hành. Nhất là Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được một lượng ngoại tệ khá lớn trong vài tháng gần đây.
Theo Thống đốc, để ổn định thị trường ngoại tệ cũng như thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có những biện pháp kiểm soát chặt hơn đối với ngoại tệ cũng như thị trường vàng. Trong khi đó, trước diễn biến tăng giá tiêu dùng, lãi suất tiền đồng vẫn khó hạ trong ngắn hạn. Do đó, động lực thúc đẩy sự dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền đồng vẫn còn.
Thực tế, cạnh tranh huy động VND được các ngân hàng thương mại cho biết, vẫn chưa bớt căng thẳng, dù tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 19/5 chỉ ước tăng 0,01% so với tháng trước. Trong đó, tín dụng VND giảm 0,64%./.
Thúy Hà (Vietnam+)