Sau hai tấm huy chương vàng của Trần Quang Hạ (1994) và Hồ Nhất Thống (1998), taekwondo Việt Nam liên tiếp “trắng vàng” tại các kỳ Asian Games.
Tại Asian Games diễn ra ở Quảng Châu lần này, nỗi lo về một kỳ Đại hội trắng tay lại hiện về. Không có quá nhiều hy vọng, bộ môn taekwondo chỉ đặt ra chỉ tiêu phấn đấu có huy chương, còn màu gì thì phải chờ vào may mắn.
Thước ngắm từ giải vô địch châu Á
Giải vô địch châu Á diễn ra tại Astana (Kazakhstan) năm nay bỗng dưng trở nên chất lượng khi quy tụ đầy đủ võ sĩ hàng đầu thế giới.
Nhằm chuẩn bị cho Asian Games 16, các đội như Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran, Đài Loan - Trung Quốc, Thái Lan... đều cử đội hình mạnh nhất.
Đoàn Việt Nam cũng coi đây là cơ hội quý giá để biết mình đang đứng ở đâu trong làng taekwondo châu lục nên cử hầu hết các gương mặt xuất sắc nhất như Cao Thị Kim Chi (hạng 47kg), Đoàn Thị Hương Giang (hạng 51kg), Nguyễn Thị Thanh Thảo (hạng 55kg), Nguyễn Thị Hoài Thu (hạng 59kg), Nghiêm Thị Huyền (hạng 63kg), Hà Thái Nguyên (hạng 67kg), Nguyễn Kim Long (hạng 54kg), Nguyễn Quang Huy (hạng 58kg), Nguyễn Trọng Cường (hạng 84kg)
Tuy nhiên, kết quả thi đấu cho thấy khoảng cách giữa các võ sĩ của Việt Nam với châu lục vẫn còn xa vời vợi. Ngay từ vòng loại, hàng loạt võ sĩ đã rơi rụng, trong đó có cả những võ sĩ kỳ cựu như Trọng Cường.
Lý giải về “sự cố” này, Trưởng bộ môn Taekwondo (Tổng cục thể dục thể thao) Vũ Xuân Thành cho biết: “Các võ sĩ của chúng ta đã bị choáng khi ngay vòng đầu đã gặp các đối thủ mạnh.”
Về trường hợp Nguyễn Hoài Thu, Á quân Asian Games 15, huy chương vàng đại hội võ thuật châu Á và từng có mặt tại Olympic Bắc Kinh, bất ngờ gục ngã trước một đối thủ trẻ không mấy tên tuổi của Thái Lan, ông Thành giải thích: “Các võ sĩ Việt Việt Nam quá thiệt thòi vì không được tập luyện với áo giáp điện tử nhiều nên còn bỡ ngỡ. Về chuyên môn, các võ sĩ Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tối đa những ưu thế của luật mới từ những đòn đánh ba điểm”.
Thực tế là, chúng ta đã thua hẳn các đối thủ về trình độ cũng như tâm lý thi đấu, và đây là điều đáng lo, bởi ở Asian Games tới, các đối thủ của Việt Nam còn mạnh hơn, tính chất trận đấu còn khốc liệt hơn nhiều. Một chút an ủi cho taekwondo Việt Nam tại giải lần này là tấm huy chương vàng ở nội dung quyền.
Tuy nhiên, tại Asian Games 16, nội dung quyền lại không có trong chương trình thi đấu nên cũng chẳng hy vọng gì ở việc quyền sẽ “cứu” cho đối kháng.
“Tấn công” đấu trường ngoại bằng…thầy nội
Sau giải vô địch châu Á, Liên đoàn taekwondo Việt Nam và ban huấn luyện đội tuyển tổ chức ngay một cuộc họp nhằm điều chỉnh lại kế hoạch huấn luyện, phương pháp huấn luyện và cả kế hoạch tập huấn quốc tế để chuẩn bị cho Asian Games, vì thời gian không còn dài.
Chưa biết điều chỉnh tới đâu, chỉ biết bộ môn taekwondo đã cho chuyên gia người Hàn Quốc Kim Jae Sik thôi việc, do huấn luyện viên này không để lại nhiều dấu ấn sau thời gian dài dẫn dắt đội tuyển. huấn luyện viên trẻ Kim Jae Sik từng là nhà vô địch thế giới, nhưng khả năng hiểu nhau giữa thầy và trò lại gặp nhiều khó khăn vì ngôn ngữ.
Trong tình thế cấp bách, bộ môn taekwondo buộc phải đôn huấn luyện viên Hồ Anh Tuấn lên dẫn dắt đội tuyển, khi nào có chuyên gia nước ngoài sẽ tính sau.
Điều đáng nói là việc truyền đạt những ưu thế của luật mới, vốn khuyến khích các đòn đánh kỹ thuật cao, sự linh hoạt trong di chuyển với phạm vi hẹp... của các huấn luyện viên trong nước luôn gặp rất nhiều hạn chế.
Để khắc phục điều này, bộ môn vạch ra kế hoạch tập huấn nước ngoài, nhưng kế hoạch bị ảnh hưởng rất nhiều, do năm nay các địa phương giữ quân để chuẩn bị cho đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
Chính vì thế, nhiều khả năng chỉ có những đợt tập huấn ngắn ngày trước khi giải khởi tranh (dự kiến là tại Tây Ban Nha và Hàn Quốc). Bên cạnh đó, ban huấn luyện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư trọng điểm ở một số hạng cân nhỏ (chủ yếu là nội dung nữ) do sự chênh lệch giữa các võ sĩ không quá cao.
Chỉ còn hơn hai tháng nữa Asian Games 16 sẽ diễn ra, nhưng taekwondo vẫn đang rối bời vì những kế hoạch chưa thể thực hiện được, khiến hy vọng có huy chương vàng càng trở nên mong manh./.
Tại Asian Games diễn ra ở Quảng Châu lần này, nỗi lo về một kỳ Đại hội trắng tay lại hiện về. Không có quá nhiều hy vọng, bộ môn taekwondo chỉ đặt ra chỉ tiêu phấn đấu có huy chương, còn màu gì thì phải chờ vào may mắn.
Thước ngắm từ giải vô địch châu Á
Giải vô địch châu Á diễn ra tại Astana (Kazakhstan) năm nay bỗng dưng trở nên chất lượng khi quy tụ đầy đủ võ sĩ hàng đầu thế giới.
Nhằm chuẩn bị cho Asian Games 16, các đội như Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran, Đài Loan - Trung Quốc, Thái Lan... đều cử đội hình mạnh nhất.
Đoàn Việt Nam cũng coi đây là cơ hội quý giá để biết mình đang đứng ở đâu trong làng taekwondo châu lục nên cử hầu hết các gương mặt xuất sắc nhất như Cao Thị Kim Chi (hạng 47kg), Đoàn Thị Hương Giang (hạng 51kg), Nguyễn Thị Thanh Thảo (hạng 55kg), Nguyễn Thị Hoài Thu (hạng 59kg), Nghiêm Thị Huyền (hạng 63kg), Hà Thái Nguyên (hạng 67kg), Nguyễn Kim Long (hạng 54kg), Nguyễn Quang Huy (hạng 58kg), Nguyễn Trọng Cường (hạng 84kg)
Tuy nhiên, kết quả thi đấu cho thấy khoảng cách giữa các võ sĩ của Việt Nam với châu lục vẫn còn xa vời vợi. Ngay từ vòng loại, hàng loạt võ sĩ đã rơi rụng, trong đó có cả những võ sĩ kỳ cựu như Trọng Cường.
Lý giải về “sự cố” này, Trưởng bộ môn Taekwondo (Tổng cục thể dục thể thao) Vũ Xuân Thành cho biết: “Các võ sĩ của chúng ta đã bị choáng khi ngay vòng đầu đã gặp các đối thủ mạnh.”
Về trường hợp Nguyễn Hoài Thu, Á quân Asian Games 15, huy chương vàng đại hội võ thuật châu Á và từng có mặt tại Olympic Bắc Kinh, bất ngờ gục ngã trước một đối thủ trẻ không mấy tên tuổi của Thái Lan, ông Thành giải thích: “Các võ sĩ Việt Việt Nam quá thiệt thòi vì không được tập luyện với áo giáp điện tử nhiều nên còn bỡ ngỡ. Về chuyên môn, các võ sĩ Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tối đa những ưu thế của luật mới từ những đòn đánh ba điểm”.
Thực tế là, chúng ta đã thua hẳn các đối thủ về trình độ cũng như tâm lý thi đấu, và đây là điều đáng lo, bởi ở Asian Games tới, các đối thủ của Việt Nam còn mạnh hơn, tính chất trận đấu còn khốc liệt hơn nhiều. Một chút an ủi cho taekwondo Việt Nam tại giải lần này là tấm huy chương vàng ở nội dung quyền.
Tuy nhiên, tại Asian Games 16, nội dung quyền lại không có trong chương trình thi đấu nên cũng chẳng hy vọng gì ở việc quyền sẽ “cứu” cho đối kháng.
“Tấn công” đấu trường ngoại bằng…thầy nội
Sau giải vô địch châu Á, Liên đoàn taekwondo Việt Nam và ban huấn luyện đội tuyển tổ chức ngay một cuộc họp nhằm điều chỉnh lại kế hoạch huấn luyện, phương pháp huấn luyện và cả kế hoạch tập huấn quốc tế để chuẩn bị cho Asian Games, vì thời gian không còn dài.
Chưa biết điều chỉnh tới đâu, chỉ biết bộ môn taekwondo đã cho chuyên gia người Hàn Quốc Kim Jae Sik thôi việc, do huấn luyện viên này không để lại nhiều dấu ấn sau thời gian dài dẫn dắt đội tuyển. huấn luyện viên trẻ Kim Jae Sik từng là nhà vô địch thế giới, nhưng khả năng hiểu nhau giữa thầy và trò lại gặp nhiều khó khăn vì ngôn ngữ.
Trong tình thế cấp bách, bộ môn taekwondo buộc phải đôn huấn luyện viên Hồ Anh Tuấn lên dẫn dắt đội tuyển, khi nào có chuyên gia nước ngoài sẽ tính sau.
Điều đáng nói là việc truyền đạt những ưu thế của luật mới, vốn khuyến khích các đòn đánh kỹ thuật cao, sự linh hoạt trong di chuyển với phạm vi hẹp... của các huấn luyện viên trong nước luôn gặp rất nhiều hạn chế.
Để khắc phục điều này, bộ môn vạch ra kế hoạch tập huấn nước ngoài, nhưng kế hoạch bị ảnh hưởng rất nhiều, do năm nay các địa phương giữ quân để chuẩn bị cho đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
Chính vì thế, nhiều khả năng chỉ có những đợt tập huấn ngắn ngày trước khi giải khởi tranh (dự kiến là tại Tây Ban Nha và Hàn Quốc). Bên cạnh đó, ban huấn luyện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư trọng điểm ở một số hạng cân nhỏ (chủ yếu là nội dung nữ) do sự chênh lệch giữa các võ sĩ không quá cao.
Chỉ còn hơn hai tháng nữa Asian Games 16 sẽ diễn ra, nhưng taekwondo vẫn đang rối bời vì những kế hoạch chưa thể thực hiện được, khiến hy vọng có huy chương vàng càng trở nên mong manh./.
(TT&VH/Vietnam+)