Khủng hoảng kinh tế khiến lao động khó kiếm việc, tỷ lệ thất nghiệp tăng… ảnh hưởng xấu đến tâm lý những người học nghề. Dạy nghề vốn đã gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, tạo việc làm sau khi ra trường… nay lại càng khó khi tuyển sinh.
Khó tuyển sinh dạy nghề
Trong năm 2012, công tác dạy nghề đã gặp phải không ít khó khăn do tình hình kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Nhiều trường nghề không chiêu sinh được học viên và một số trường có nguy cơ phải đóng cửa...
Nếu như năm 2011, cả nước đã tuyển sinh dạy nghề được 1, 86 triệu người thì sang năm 2012, ước tính cả nước chỉ có gần 1,5 triệu học sinh đăng ký học nghề, giảm hơn 360.000 người.
Theo ông Phạm Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ dạy nghề chính quy (Tổng cục dạy nghề), trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, thu hút hàng ngàn người lao động đã bị phá sản, giải thể nên đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người học nghề.
Trong bối cảnh như vậy, đào tạo nghề ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Chưa kể, hiện nay vẫn chưa có cơ chế, chính sách có tính bắt buộc để doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động.
Ông Trần Văn Đông, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội chia sẻ: “Tuyển sinh ngày càng gặp khó khăn, từ tháng 5/2012 đến nay mới tuyển sinh được 1.250 học sinh, sinh viên hai hệ; trong đó cao đẳng là 1.000 học sinh, trung cấp nghề và sơ cấp nghề là 250 học sinh.
Theo ông Trần Văn Đông, đa phần thí sinh xin vào các ngành kỹ thuật. Những ngành nông-lâm-thủy sản ngày càng ít và khó tuyển sinh, có khoa chỉ tuyển 6 sinh viên nhưng vẫn phải tổ chức đào tạo. Ngành kế toán doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp năm nay quá “ế” vì chỉ tuyển sinh được 4 lớp, trong khi các năm trước là trên 10 lớp.
Có một thực tế đáng buồn là, sau 6 năm thành lập, trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội mặc dù đã rất nỗ lực trang bị đủ hệ thống cơ sở vật chất, thậm chí còn mạnh tay đầu tư các thiết bị hiện đại bậc nhất phục vụ dạy và học, nhưng vẫn vắng thí sinh...
Cần nhiều “đòn bẩy”
Để khuyến khích tuyển sinh lao động vào các ngành nghề đặc biệt như khai thác mỏ, nghề nông, lâm, ngư nghiệp…, ông Đông kiến nghị cần có sự phân luồng và chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề, có chính sách ưu tiên những nghề khó tuyển sinh, nghề độc hại.
Đồng tình với quán điểm của ông Đông, ông Dương Đức Lân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho biết năm 2013, Tổng cục dạy nghề sẽ kiến nghị Chính phủ có chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí cho học sinh các nghề độc hại, nguy hiểm.
“Tổng cục dạy nghề sẽ yêu cầu các tỉnh chỉ dạy nghề theo nhu cầu, không theo số lượng và nên có sự phân luồng học sinh đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổng cục sẽ xử phạt mạnh các cán bộ làm sai, thậm chí đóng cửa cơ sở dạy nghề không làm đúng quy định.” ông Lân nói.
Mặt khác, ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, thời gian tới ngoài việc hướng việc dạy và học nghề theo nhu cầu thị trường lao động, thiết lập chính sách đặc thù khuyến khích học sinh theo học nghề, Bộ cũng sẽ có những thay đổi căn bản trong Luật Dạy nghề.
“Mục tiêu của sự thay đổi là tạo nên sự phân luồng tuyển sinh như các nước phát triển, phấn đấu tới năm 2015, hoạt động dạy nghề của nước ta phải đạt 26 trường chất lượng cao, 5 trường đạt đẳng cấp quốc tế, năm 2020 cả nước có khoảng 10-12 trường đạt cấp quốc tế.” Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi nói./.
Khó tuyển sinh dạy nghề
Trong năm 2012, công tác dạy nghề đã gặp phải không ít khó khăn do tình hình kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Nhiều trường nghề không chiêu sinh được học viên và một số trường có nguy cơ phải đóng cửa...
Nếu như năm 2011, cả nước đã tuyển sinh dạy nghề được 1, 86 triệu người thì sang năm 2012, ước tính cả nước chỉ có gần 1,5 triệu học sinh đăng ký học nghề, giảm hơn 360.000 người.
Theo ông Phạm Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ dạy nghề chính quy (Tổng cục dạy nghề), trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, thu hút hàng ngàn người lao động đã bị phá sản, giải thể nên đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người học nghề.
Trong bối cảnh như vậy, đào tạo nghề ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Chưa kể, hiện nay vẫn chưa có cơ chế, chính sách có tính bắt buộc để doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động.
Ông Trần Văn Đông, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội chia sẻ: “Tuyển sinh ngày càng gặp khó khăn, từ tháng 5/2012 đến nay mới tuyển sinh được 1.250 học sinh, sinh viên hai hệ; trong đó cao đẳng là 1.000 học sinh, trung cấp nghề và sơ cấp nghề là 250 học sinh.
Theo ông Trần Văn Đông, đa phần thí sinh xin vào các ngành kỹ thuật. Những ngành nông-lâm-thủy sản ngày càng ít và khó tuyển sinh, có khoa chỉ tuyển 6 sinh viên nhưng vẫn phải tổ chức đào tạo. Ngành kế toán doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp năm nay quá “ế” vì chỉ tuyển sinh được 4 lớp, trong khi các năm trước là trên 10 lớp.
Có một thực tế đáng buồn là, sau 6 năm thành lập, trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội mặc dù đã rất nỗ lực trang bị đủ hệ thống cơ sở vật chất, thậm chí còn mạnh tay đầu tư các thiết bị hiện đại bậc nhất phục vụ dạy và học, nhưng vẫn vắng thí sinh...
Cần nhiều “đòn bẩy”
Để khuyến khích tuyển sinh lao động vào các ngành nghề đặc biệt như khai thác mỏ, nghề nông, lâm, ngư nghiệp…, ông Đông kiến nghị cần có sự phân luồng và chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề, có chính sách ưu tiên những nghề khó tuyển sinh, nghề độc hại.
Đồng tình với quán điểm của ông Đông, ông Dương Đức Lân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho biết năm 2013, Tổng cục dạy nghề sẽ kiến nghị Chính phủ có chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí cho học sinh các nghề độc hại, nguy hiểm.
“Tổng cục dạy nghề sẽ yêu cầu các tỉnh chỉ dạy nghề theo nhu cầu, không theo số lượng và nên có sự phân luồng học sinh đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổng cục sẽ xử phạt mạnh các cán bộ làm sai, thậm chí đóng cửa cơ sở dạy nghề không làm đúng quy định.” ông Lân nói.
Mặt khác, ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, thời gian tới ngoài việc hướng việc dạy và học nghề theo nhu cầu thị trường lao động, thiết lập chính sách đặc thù khuyến khích học sinh theo học nghề, Bộ cũng sẽ có những thay đổi căn bản trong Luật Dạy nghề.
“Mục tiêu của sự thay đổi là tạo nên sự phân luồng tuyển sinh như các nước phát triển, phấn đấu tới năm 2015, hoạt động dạy nghề của nước ta phải đạt 26 trường chất lượng cao, 5 trường đạt đẳng cấp quốc tế, năm 2020 cả nước có khoảng 10-12 trường đạt cấp quốc tế.” Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi nói./.
Hồng Kiều (Vietnam+)