Ngày 17/5, tiếp tục chuyến công tác tại Tuyên Quang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và bốn tháng đầu năm nay.
Báo cáo tại buổi làm việc chiều 17/5, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm cho biết trong năm 2011, các cấp, các ngành của Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo thực hiện toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, khắc phục hiệu quả những khó khăn, kinh tế của tỉnh tiếp tục đi lên, nhiều chỉ tiêu cơ bản tăng. Tăng trưởng GDP đạt 14,8%, thu nhập bình quân đạt 14,48 triệu đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.578 tỷ đồng và là năm đầu tiên tổng thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng…
Tuyên Quang có một số khó khăn, tồn tại như cơ sở vật chất về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao còn thiếu, các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản chưa được xây dựng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Vấn đề nảy sinh trong năm nay đó là nhiệm vụ thu ngân sách của Tuyên Quang sau bốn tháng đầu năm chỉ đạt dưới mức trung bình (đạt 16,1%). Bên cạnh đó việc xuất khẩu cũng không đạt kết quả mong muốn.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều sáng tạo trong việc chăm lo phát triển giao thông, giáo dục, y tế,… Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Tuyên Quang muốn đạt hiệu quả phải dựa trên điều kiện đặc thù của địa phương là rừng, lâm nghiệp, chè… để xóa đói nghèo bền vững.
Theo Phó Thủ tướng, tỉnh nên rà soát để quy hoạch phát triển các cây, con,… có lợi thế, có thể trở thành hàng hóa , mang lại giá trị kinh tế cao; đồng thời thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để đưa được các sản phẩm nông lâm nghiệp của Tuyên Quang ra bên ngoài.
Để vươn lên làm giàu, Phó Thủ tướng cho rằng Tuyên Quang cũng như chính quyền các địa phương khác phải chăm lo giáo dục, dạy nghề và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Là một trung tâm di tích lịch sử dầy đặc, lại là vùng đất đa dạng về văn hóa các dân tộc, Tuyên Quang nên chọn du lịch di sản và văn hóa là một khâu đột phá phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ, ngành giúp đỡ, phối hợp cùng Tuyên Quang để chăm lo, tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc, ở các địa phương khó khăn trong cụm Hà-Tuyên-Thái có cơ hội để học tiếp lên các bậc cao hơn, chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội thời gian tới./.
Báo cáo tại buổi làm việc chiều 17/5, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm cho biết trong năm 2011, các cấp, các ngành của Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo thực hiện toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, khắc phục hiệu quả những khó khăn, kinh tế của tỉnh tiếp tục đi lên, nhiều chỉ tiêu cơ bản tăng. Tăng trưởng GDP đạt 14,8%, thu nhập bình quân đạt 14,48 triệu đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.578 tỷ đồng và là năm đầu tiên tổng thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng…
Tuyên Quang có một số khó khăn, tồn tại như cơ sở vật chất về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao còn thiếu, các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản chưa được xây dựng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Vấn đề nảy sinh trong năm nay đó là nhiệm vụ thu ngân sách của Tuyên Quang sau bốn tháng đầu năm chỉ đạt dưới mức trung bình (đạt 16,1%). Bên cạnh đó việc xuất khẩu cũng không đạt kết quả mong muốn.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều sáng tạo trong việc chăm lo phát triển giao thông, giáo dục, y tế,… Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Tuyên Quang muốn đạt hiệu quả phải dựa trên điều kiện đặc thù của địa phương là rừng, lâm nghiệp, chè… để xóa đói nghèo bền vững.
Theo Phó Thủ tướng, tỉnh nên rà soát để quy hoạch phát triển các cây, con,… có lợi thế, có thể trở thành hàng hóa , mang lại giá trị kinh tế cao; đồng thời thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để đưa được các sản phẩm nông lâm nghiệp của Tuyên Quang ra bên ngoài.
Để vươn lên làm giàu, Phó Thủ tướng cho rằng Tuyên Quang cũng như chính quyền các địa phương khác phải chăm lo giáo dục, dạy nghề và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Là một trung tâm di tích lịch sử dầy đặc, lại là vùng đất đa dạng về văn hóa các dân tộc, Tuyên Quang nên chọn du lịch di sản và văn hóa là một khâu đột phá phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ, ngành giúp đỡ, phối hợp cùng Tuyên Quang để chăm lo, tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc, ở các địa phương khó khăn trong cụm Hà-Tuyên-Thái có cơ hội để học tiếp lên các bậc cao hơn, chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội thời gian tới./.
Hoàng Hoa (TTXVN)