Công tác tuyên giáo đã kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, động viên quân và dân ta thực hiện liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương chống Mỹ. Trong ảnh: Liên quân Lào-Việt trong kháng chiến chống Pháp, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 19/9/1954, tại sân Đền Giếng trong Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn Quân tiên phong - Sư đoàn 308 được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật. Người căn dặn: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)
Năm 1954, khi quân ta tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, công tác tuyên giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng vào việc giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tích cực tiến công, ý chí quyết thắng, quyết tâm chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, khắc phục tư tưởng tiêu cực, ngại gian khổ hy sinh, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tuy gian khổ, khốc liệt nhưng các cán bộ, chiến sỹ của ta vẫn luôn lạc quan, yêu đời. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, Đảng ta đã huy động được lực lượng lớn dân công thồ hàng bằng xe đạp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phá tan kế hoạch Navarre của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hàng vạn đồng bào Sài Gòn xuống đường tuần hành chính trị phản đối hai tàu chiến Mỹ Anderson và Sticker cập cảng Sài Gòn (19/3/1950). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến sỹ Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân Thủ đô nghe loa thông báo phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 12/1/1946, hàng vạn nhân dân Thủ đô míttinh tại khu học xá Trung ương (nay là Đại học Bách khoa Hà Nội) chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu vừa trúng cử vào Quốc hội khoá I. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 5/11/1945, Ngày Kháng chiến được tổ chức trên toàn quốc nhằm biểu thị sự ủng hộ của toàn dân đối với cuộc chiến đấu oanh liệt của đồng bào Nam Bộ. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và đọc diễn văn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phong trào Hũ gạo cứu đói với tinh thần Một nắm khi đói bằng một gói khi no lan rộng khắp cả nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một lớp Bình dân học vụ ở Hà Nội những ngày đầu độc lập. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Sài Gòn, tháng 9/1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ, tháng 9/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nhằm động viên nhân dân quyên góp vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, ngày 17/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước, nêu rõ ý nghĩa to lớn của việc tổ chức Tuần lễ vàng và kêu gọi mọi người tích cực tham gia. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Bản Tuyên ngôn Độc lập, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, được Việt Nam Thông tấn xã phát đi toàn thế giới bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp vào ngày 15/9/1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đảng ta đã huy động được một lực lượng lớn dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến thắng Ðiện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Công tác tuyên giáo góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, 7/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)