Ngày 23/2, tuyến đường sắt nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức đi vào hoạt động sau 7 năm xây dựng.
Tuyến đường sắt này dài 141 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn tàu hỏa có thể đạt vận tốc tối đa 120 km/h và là một phần trong tuyến đường sắt miền Đông của mạng lưới đường sắt xuyên Á.
Tuyến đường này chạy qua 35 đường hầm và 61 cây cầu, chiếm 54,95% tổng chiều dài tuyến đường sắt miền Đông của Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, với việc đưa tuyến đường sắt Trung Quốc- ASEAN vào hoạt động và sau này là tuyến đường sắt miền Đông của mạng lưới đường sắt xuyên Á, Trung Quốc và ASEAN sẽ cải thiện đáng kể tình trạng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo các tuyến đường này.
Mạng lưới đường sắt xuyên Á gồm ba tuyến đường sắt miền Đông, miền Trung và miền Tây. Đây là dự án đường sắt quốc tế nhằm đưa Trung Quốc xích gần hơn với khu vực Đông Nam Á./.
Tuyến đường sắt này dài 141 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn tàu hỏa có thể đạt vận tốc tối đa 120 km/h và là một phần trong tuyến đường sắt miền Đông của mạng lưới đường sắt xuyên Á.
Tuyến đường này chạy qua 35 đường hầm và 61 cây cầu, chiếm 54,95% tổng chiều dài tuyến đường sắt miền Đông của Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, với việc đưa tuyến đường sắt Trung Quốc- ASEAN vào hoạt động và sau này là tuyến đường sắt miền Đông của mạng lưới đường sắt xuyên Á, Trung Quốc và ASEAN sẽ cải thiện đáng kể tình trạng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo các tuyến đường này.
Mạng lưới đường sắt xuyên Á gồm ba tuyến đường sắt miền Đông, miền Trung và miền Tây. Đây là dự án đường sắt quốc tế nhằm đưa Trung Quốc xích gần hơn với khu vực Đông Nam Á./.
(TTXVN)