Lễ tuyên dương, khen thưởng 184 cán bộ quản lý, giáo viên dạy giỏi học sinh khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã diễn ra ngày 18/3, tại Hà Nội.
Đây chính là sự ghi nhận và nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật trên cả nước.
Trong phong trào thi đua dạy tốt, nhiều thầy giáo, cô giáo không quản ngại khó khăn, vất vả dành hết tâm huyết, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm dìu dắt các em học sinh thiệt thòi hòa nhập và học tập.
184 cán bộ, giáo viên được tôn vinh đều là những người đã gắn bó, dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật.
Nhà giáo Nguyễn Thị Thúy Hòa (trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội) có 22 năm dạy trẻ khiếm thị; nhà giáo Nguyễn Văn Chuyền (Trường Nuôi dạy trẻ Khiếm thị Hải Phòng), đã có 19 năm dạy trẻ khuyết tật...
Em Phạm Thị Hoài Thương, trẻ khuyết tật vận động, em theo học lớp 3 khi đã 14 tuổi. Tầm vóc Thương nhỏ bé như trẻ lên 6, dị tật toàn thân, vận động khó khăn, nặng nề do di chứng chất độc da cam.
Bằng cả tấm lòng thương yêu và tinh thần trách nhiệm, cô giáo Đinh Thị Lan, trường Tiểu học Cao Xanh (Hạ Long, Quảng Ninh) đã chăm sóc, dạy dỗ, uốn nắn cho em từng nét chữ. Thương đã giành giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường, giải đặc biệt hội thi "Viết chữ đẹp và trình bày đẹp" cấp thành phố.
Cô giáo Nguyễn Thị Đậm, trường Tiểu học Tân Kỳ (Hải Dương) suốt 14 năm dành tình thương cho các học trò khuyết tật. Em Phạm Thị Thu Hà - học sinh khiếm thị do cô hướng dẫn đã đoạt được huy chương đồng môn bơi lội Para Games 22.
Việt Nam hiện nay có trên 1 triệu trẻ khuyết tật, trong đó 31% là khuyết tật nặng.
Năm học 2008-2009 đã có gần 390.000 trẻ khuyết tham gia các lớp học học hòa nhập tại các trường phổ thông và hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt thuộc một số quận, huyện./.
Đây chính là sự ghi nhận và nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật trên cả nước.
Trong phong trào thi đua dạy tốt, nhiều thầy giáo, cô giáo không quản ngại khó khăn, vất vả dành hết tâm huyết, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm dìu dắt các em học sinh thiệt thòi hòa nhập và học tập.
184 cán bộ, giáo viên được tôn vinh đều là những người đã gắn bó, dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật.
Nhà giáo Nguyễn Thị Thúy Hòa (trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội) có 22 năm dạy trẻ khiếm thị; nhà giáo Nguyễn Văn Chuyền (Trường Nuôi dạy trẻ Khiếm thị Hải Phòng), đã có 19 năm dạy trẻ khuyết tật...
Em Phạm Thị Hoài Thương, trẻ khuyết tật vận động, em theo học lớp 3 khi đã 14 tuổi. Tầm vóc Thương nhỏ bé như trẻ lên 6, dị tật toàn thân, vận động khó khăn, nặng nề do di chứng chất độc da cam.
Bằng cả tấm lòng thương yêu và tinh thần trách nhiệm, cô giáo Đinh Thị Lan, trường Tiểu học Cao Xanh (Hạ Long, Quảng Ninh) đã chăm sóc, dạy dỗ, uốn nắn cho em từng nét chữ. Thương đã giành giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường, giải đặc biệt hội thi "Viết chữ đẹp và trình bày đẹp" cấp thành phố.
Cô giáo Nguyễn Thị Đậm, trường Tiểu học Tân Kỳ (Hải Dương) suốt 14 năm dành tình thương cho các học trò khuyết tật. Em Phạm Thị Thu Hà - học sinh khiếm thị do cô hướng dẫn đã đoạt được huy chương đồng môn bơi lội Para Games 22.
Việt Nam hiện nay có trên 1 triệu trẻ khuyết tật, trong đó 31% là khuyết tật nặng.
Năm học 2008-2009 đã có gần 390.000 trẻ khuyết tham gia các lớp học học hòa nhập tại các trường phổ thông và hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt thuộc một số quận, huyện./.
Chi Anh (Vietnam+)