Hội nghị chống in lậu năm 2010 do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/6 đã lên tiếng kêu gọi toàn xã hội cùng góp sức tuyên chiến với “đại nạn” in lậu và buôn bán sách giả.
Ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam quả quyết in lậu, in nối bản sách, "luộc" sách, sao chép các ấn phẩm, sản phẩm trong lĩnh vực xuất bản là một “đại nạn” của ngành xuất bản nói chung và của riêng các nhà xuất bản chân chính.
Công khai quảng cáo, tiếp thị sách lậu
“Đại nạn” này ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp hơn. Những sách in lậu, in nối bản, sách "luộc," sách photocopy, băng đĩa sao chép... được bày bán công khai trong các nhà sách, trên vỉa hè, thậm chí xâm nhập vào nhà trường, các thư viện trường học và các trường đại học.
Gần đây nhất là vụ phát tán tờ rơi quảng cáo giảm giá 50% các bộ sách giáo khoa photocopy trước cổng trường Ngô Sĩ Liên (Trảng Bom, Đồng Nai) với nội dung: “...có bán bộ sách photocopy của Nhà Xuất bản Giáo dục với giá chỉ 50% sách in mà chất lượng không hề thua kém. Và còn nhiều ưu tiên khác đang chờ các khách hàng có đơn đặt hàng với số lượng lớn...”.
Ngoài hoạt động làm sách giả phát hành trên thị trường, một kiểu vi phạm tác quyền mới cũng phá phổ biến hiện nay đó là thông qua mạng internet. Các đầu nậu chuyển sang dùng internet làm nơi để kinh doanh sách giả với lời rao công khai như “Chỉ bán sách giả.”
Chuyên nghiệp hơn nữa, các đầu nậu sẵn sàng “giao hàng tận nơi” nếu người mua yêu cầu. Sách giả rao bán công khai trên mạng. Các đối tượng này mô tả rất kỹ về sản phẩm của mình và chia cấp “fake (hàng giả) thượng hạng,” “fake loại 1” và “fake loại 2”...
Giá cả rao bán giữa các trang web cũng khác nhau, bộ ba tác phẩm “Chạng vạng,” “Trăng non” và “Nhật thực” trên chodientu có giá là 40.000 đồng/cuốn, trên raovat là 160.000 đ/3 cuốn, trên raovat.xalo là 145.000 đ/3 cuốn...
Hậu quả khôn lường...
Đáng lo ngại nhất là hiện tượng sách giáo khoa in lậu của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam được tiếp thị vào tận các trường học. Đối tượng chịu hậu quả trước hết và cũng nguy hại nhất là học sinh, giới trẻ.
Ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết hầu hết các bộ sách sách giáo khoa in lậu, hoặc sách photocopy đều có chất lượng rất kém, in sai nội dung, in mờ... Đặc biệt là những sách về Toán học hầu hết đều in rất mờ, những con dấu, ký hiệu Toán học (+, -, x, hoặc lũy thừa...) có chỗ thiếu, có chỗ thì thừa,...
Trong sách văn học, nếu in thiếu hoặc thừa dấu (.) hoặc dấu (;) thì đã có thể làm sai lệch đi ý nghĩa của cả đoạn văn. Thế nhưng sách giáo khoa lậu, không ai có thể nói hết được những sai phạm về mặt nội dung, chưa kể hình thức nếu in mờ, in sai hình ảnh, hoặc chú thích sai hình ảnh có thể gây hiểu lầm, hoặc học sinh sẽ bị lệch lạc về kiến thức.
Ông Khang cũng chỉ ra những sai sót rất nghiêm trọng trên Atlas Địa lý Việt Nam in giả như sai lỗi chính tả, sai ký hiệu bản đồ, sai màu nền địa hình so với bảng ký hiệu chung ở hầu hết các bản đồ, sai kiểu chữ phân cấp đô thị,...
Còn cần kể đến những thiệt hại về kinh tế mà sách lậu gây ra cho các nhà xuất bản, các đơn vị xuất bản, phát hành chân chính. Ông Phạm Sỹ Sáu (Nhà xuất bản Trẻ) cho biết chỉ riêng vụ cuốn “Đời đổi thay khi chúng ta thay đổi” (Andrew Matthews) bị vi phạm bản quyền, đã gây thiệt hại cho Nhà Xuất bản Trẻ trên nửa tỷ đồng.
Tuy nhiên thiệt hại lớn hơn cả các đối tác nước ngoài nhìn Việt Nam như một thị trường làm xuất bản theo kiểu... chụp giật.
Đến lúc phải tuyên chiến
Trước sự thiên biến vạn hóa của “đại nạn” in lậu, các nhà xuất bản đã phải tự vệ bằng cách nâng cao chất lượng sách, hạ giá thành sản phẩm và bằng nhiều biện pháp như dùng tem chống giả, tăng cường quản lý các nhà in, kiểm soát chặt chẽ các kênh, các hệ thống phát hành...
Trần tình về cuộc chiến chống sách lậu của Nhà Xuất bản Trẻ, ông Phạm Sỹ Sáu cho biết so với việc bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư cho việc tìm kiếm, phát hiện việc in lậu sách, thì chi phí để in sách mới rẻ hơn nhiều.
“Đại nạn” in lậu giờ không còn là việc riêng của ngành xuất bản bởi những tác hại mà sách giả, sách lậu gây ra sẽ trở thành “đại họa” của toàn xã hội. Sách là tri thức vì thế sách in lậu sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và dân trí của một quốc gia.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Thái Hà Books, đã đến lúc cả xã hội phải chung tay, góp sức tuyên chiến và quyết tâm diệt trừ tận gốc “đại nạn” này. Việc in ấn và phát hành sách giả phải được đưa vào Bộ Luật hình sự, với những khung hình phạt thật nặng mới đủ răn đe và diệt trừ triệt để.
Ông Ngô Trần Ái cho rằng cần có một loại “thuốc” đặc trị, liều dùng thật cao thì mới hy vọng tiêu diệt được đại nạn này. Đó là cần có khung hình phạt thật nặng, xử lý nghiêm minh đối với những đối tượng vi phạm.
Tại các nước châu Âu, hành vi in lậu, được xem như hành vi sản xuất hàng giả và bị xử phạt rất nặng. Các đối tượng vi phạm có thể bị phá sản nếu hành vi bị phát hiện...
Theo ông Phạm Sỹ Sáu, hành vi mua sách lậu cũng chính là hành vi ăn cắp, ăn cắp bản quyền, ăn cắp tài sản của người khác.
Vì thế, ông đề nghị những người mua sách lậu, trao đổi mua bán sách lậu phải được xem xét tội danh là tòng phạm và cần có chế tài xử phạt nghiêm minh./.
Ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam quả quyết in lậu, in nối bản sách, "luộc" sách, sao chép các ấn phẩm, sản phẩm trong lĩnh vực xuất bản là một “đại nạn” của ngành xuất bản nói chung và của riêng các nhà xuất bản chân chính.
Công khai quảng cáo, tiếp thị sách lậu
“Đại nạn” này ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp hơn. Những sách in lậu, in nối bản, sách "luộc," sách photocopy, băng đĩa sao chép... được bày bán công khai trong các nhà sách, trên vỉa hè, thậm chí xâm nhập vào nhà trường, các thư viện trường học và các trường đại học.
Gần đây nhất là vụ phát tán tờ rơi quảng cáo giảm giá 50% các bộ sách giáo khoa photocopy trước cổng trường Ngô Sĩ Liên (Trảng Bom, Đồng Nai) với nội dung: “...có bán bộ sách photocopy của Nhà Xuất bản Giáo dục với giá chỉ 50% sách in mà chất lượng không hề thua kém. Và còn nhiều ưu tiên khác đang chờ các khách hàng có đơn đặt hàng với số lượng lớn...”.
Ngoài hoạt động làm sách giả phát hành trên thị trường, một kiểu vi phạm tác quyền mới cũng phá phổ biến hiện nay đó là thông qua mạng internet. Các đầu nậu chuyển sang dùng internet làm nơi để kinh doanh sách giả với lời rao công khai như “Chỉ bán sách giả.”
Chuyên nghiệp hơn nữa, các đầu nậu sẵn sàng “giao hàng tận nơi” nếu người mua yêu cầu. Sách giả rao bán công khai trên mạng. Các đối tượng này mô tả rất kỹ về sản phẩm của mình và chia cấp “fake (hàng giả) thượng hạng,” “fake loại 1” và “fake loại 2”...
Giá cả rao bán giữa các trang web cũng khác nhau, bộ ba tác phẩm “Chạng vạng,” “Trăng non” và “Nhật thực” trên chodientu có giá là 40.000 đồng/cuốn, trên raovat là 160.000 đ/3 cuốn, trên raovat.xalo là 145.000 đ/3 cuốn...
Hậu quả khôn lường...
Đáng lo ngại nhất là hiện tượng sách giáo khoa in lậu của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam được tiếp thị vào tận các trường học. Đối tượng chịu hậu quả trước hết và cũng nguy hại nhất là học sinh, giới trẻ.
Ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết hầu hết các bộ sách sách giáo khoa in lậu, hoặc sách photocopy đều có chất lượng rất kém, in sai nội dung, in mờ... Đặc biệt là những sách về Toán học hầu hết đều in rất mờ, những con dấu, ký hiệu Toán học (+, -, x, hoặc lũy thừa...) có chỗ thiếu, có chỗ thì thừa,...
Trong sách văn học, nếu in thiếu hoặc thừa dấu (.) hoặc dấu (;) thì đã có thể làm sai lệch đi ý nghĩa của cả đoạn văn. Thế nhưng sách giáo khoa lậu, không ai có thể nói hết được những sai phạm về mặt nội dung, chưa kể hình thức nếu in mờ, in sai hình ảnh, hoặc chú thích sai hình ảnh có thể gây hiểu lầm, hoặc học sinh sẽ bị lệch lạc về kiến thức.
Ông Khang cũng chỉ ra những sai sót rất nghiêm trọng trên Atlas Địa lý Việt Nam in giả như sai lỗi chính tả, sai ký hiệu bản đồ, sai màu nền địa hình so với bảng ký hiệu chung ở hầu hết các bản đồ, sai kiểu chữ phân cấp đô thị,...
Còn cần kể đến những thiệt hại về kinh tế mà sách lậu gây ra cho các nhà xuất bản, các đơn vị xuất bản, phát hành chân chính. Ông Phạm Sỹ Sáu (Nhà xuất bản Trẻ) cho biết chỉ riêng vụ cuốn “Đời đổi thay khi chúng ta thay đổi” (Andrew Matthews) bị vi phạm bản quyền, đã gây thiệt hại cho Nhà Xuất bản Trẻ trên nửa tỷ đồng.
Tuy nhiên thiệt hại lớn hơn cả các đối tác nước ngoài nhìn Việt Nam như một thị trường làm xuất bản theo kiểu... chụp giật.
Đến lúc phải tuyên chiến
Trước sự thiên biến vạn hóa của “đại nạn” in lậu, các nhà xuất bản đã phải tự vệ bằng cách nâng cao chất lượng sách, hạ giá thành sản phẩm và bằng nhiều biện pháp như dùng tem chống giả, tăng cường quản lý các nhà in, kiểm soát chặt chẽ các kênh, các hệ thống phát hành...
Trần tình về cuộc chiến chống sách lậu của Nhà Xuất bản Trẻ, ông Phạm Sỹ Sáu cho biết so với việc bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư cho việc tìm kiếm, phát hiện việc in lậu sách, thì chi phí để in sách mới rẻ hơn nhiều.
“Đại nạn” in lậu giờ không còn là việc riêng của ngành xuất bản bởi những tác hại mà sách giả, sách lậu gây ra sẽ trở thành “đại họa” của toàn xã hội. Sách là tri thức vì thế sách in lậu sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và dân trí của một quốc gia.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Thái Hà Books, đã đến lúc cả xã hội phải chung tay, góp sức tuyên chiến và quyết tâm diệt trừ tận gốc “đại nạn” này. Việc in ấn và phát hành sách giả phải được đưa vào Bộ Luật hình sự, với những khung hình phạt thật nặng mới đủ răn đe và diệt trừ triệt để.
Ông Ngô Trần Ái cho rằng cần có một loại “thuốc” đặc trị, liều dùng thật cao thì mới hy vọng tiêu diệt được đại nạn này. Đó là cần có khung hình phạt thật nặng, xử lý nghiêm minh đối với những đối tượng vi phạm.
Tại các nước châu Âu, hành vi in lậu, được xem như hành vi sản xuất hàng giả và bị xử phạt rất nặng. Các đối tượng vi phạm có thể bị phá sản nếu hành vi bị phát hiện...
Theo ông Phạm Sỹ Sáu, hành vi mua sách lậu cũng chính là hành vi ăn cắp, ăn cắp bản quyền, ăn cắp tài sản của người khác.
Vì thế, ông đề nghị những người mua sách lậu, trao đổi mua bán sách lậu phải được xem xét tội danh là tòng phạm và cần có chế tài xử phạt nghiêm minh./.
Hữu Duyên (TTXVN/Vietnam+)