Tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4/2025.

(Ảnh: Viettel)
(Ảnh: Viettel)

Ngày 16/4, đại diện Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4/2025.

Viettel là đơn vị sở hữu toàn bộ nhánh cáp biển ADC kết nối Việt Nam và trạm cập bờ tại Quy Nhơn, cùng một phần của trục chính đi quốc tế.

Tổng vốn đầu tư toàn tuyến ADC lên đến 290 triệu USD với sự hợp tác của 9 tập đoàn viễn thông hàng đầu gồm Viettel (Việt Nam), Softbank (Nhật Bản), Tata (Ấn Độ), Singtel (Singapore) China Telecommunications Corporation, China Telecom Global, China Unicom (Trung Quốc), National Telecom (Thái Lan), PLDT (Philippines). Viettel là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia đầu tư vào tuyến cáp này.

ADC là hệ thống cáp quang ngầm dưới biển có chiều dài khoảng 9.800 km, kết nối 7 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines, Singapore và Nhật Bản.

So với các tuyến cáp quang biển hiện có của Việt Nam, ADC có điểm đặc biệt là kết nối trực tiếp tới cả 3 trung tâm Internet của khu vực châu Á gồm Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản.

Phía Viettel cho hay dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và có tốc độ cao hơn các hệ thống trước đây.

vtn-1170-1.jpg
(Ảnh: Viettel)

Trước mắt, Viettel đưa vào sử dụng một phần dung lượng trên tuyến ADC để nâng cao năng lực kết nối quốc tế, đáp ứng các nhu cầu mới về dữ liệu và tăng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các dịch vụ Internet.

Với ADC, Viettel nâng mức dự phòng kết nối quốc tế, tăng số lượng tuyến cáp và hướng kết nối quốc tế, đảm bảo nhu cầu kết nối của Việt Nam khi có sự cố đứt cáp quang biển.

ADC không chỉ giúp đảm bảo an toàn mạng lưới, mà còn củng cố hạ tầng số đáp ứng các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao và băng thông lớn như AI, 5G, Bigdata, AR/VR./.

Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), đơn vị trực tiếp xây dựng, vận hành tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn, là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý toàn trình hạ tầng viễn thông – CNTT của Viettel trên toàn cầu. Trong chiến lược “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” của Tập đoàn, Viettel Networks hướng tới xây dựng hạ tầng số lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam trên nền tảng những công nghệ hiện đại 5G, hạ tầng điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data).

(Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng của Tập đoàn Meta tại một hội nghị ở Davos, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Meta phát hành ứng dụng AI cạnh tranh với ChatGPT

Meta cho biết ứng dụng mới "được thiết kế để trở thành AI của riêng bạn" và chủ yếu được truy cập thông qua các cuộc trò chuyện bằng giọng nói với các tương tác được cá nhân hóa cho từng người dùng.

(Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Amazon phóng lô vệ tinh đầu tiên vào không gian

Các vệ tinh được phóng lên bằng tên lửa Atlas V của tập đoàn công nghiệp United Launch Alliance (ULA) từ Trạm không gian Cape Canaveral ở bang Florida vào lúc 19h01 theo giờ địa phương.

(Ảnh: PV/Vietnam+)

Việt Nam sẽ có nhà máy silicon đa tinh thể dùng cho bán dẫn

Tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, đại diện lãnh đạo một số tập đoàn Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam; cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đối trong hoạt động đầu tư kinh doanh; cam kết mở rộng việc đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.