Theo đặc phái viên TTXVN, trong hai ngày 20-21/12 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã diễn ra Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố:
"Chúng tôi, những Người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng hòa Ấn Độ, gặp nhau tại N Đêli, Ấn Độ, ngày 20/12/2012, để kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại ASEAN-Ấn Độ với chủ đề "Đối tác ASEAN-Ấn Độ vì Hòa bình và Thịnh vượng chung;"
Thừa nhận rằng nền các văn minh ASEAN và Ấn Độ đã được vun đắp thông qua các mối giao lưu văn hóa trong nhiều thiên niên kỷ, sự giao thoa của tri thức và tư tưởng, hàng hóa và tôn giáo, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác hai bên trong một thế giới toàn cầu hóa;
Hài lòng với sự tăng trưởng và tiến triển nhanh chóng của Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ từ khi thiết lập đối tác đối thoại theo lĩnh vực năm 1992;
Ghi nhận việc kết thúc thành công Kế hoạch Hành động đầu tiên giai đoạn 2005-2010 và thực hiện Kế hoạch Hành động mới giai đoạn 2010-2015 để triển khai Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung;
Đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực qua việc Ấn Độ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) năm 2003 và đóng góp tích cực của Ấn Độ trong các cơ chế ASEAN+1, Diễn đàn Khu vực vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+);
Thừa nhận vai trò trung tâm và động lực của ASEAN trong các cấu trúc và thể chế kinh tế và an ninh đang nổi lên ở khu vực, tạo dựng một môi trường khu vực ổn định và hòa bình cần thiết cho phát triển bền vững;
Được khích lệ bởi những tiến bộ trong việc triển khai Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, việc duy trì Hội nghị và Hội chợ Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ thường niên và tái khởi động Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ, giúp tăng cường các mối liên kết thương mại và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ, góp phần vào sự phát triển kinh tế của khu vực và đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Ấn Độ vượt mục tiêu 70 tỷ USD đặt ra cho năm 2012;
Hoanh nghênh sự ủng hộ nhất quán của Ấn Độ dành cho liên kết ASEAN, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và hợp tác ASEAN - Ấn Độ thông qua các đóng góp cho Quỹ Hợp tác ASEAN - Ấn Độ (AICF), Quỹ Xanh ASEAN - Ấn Độ (AIGF), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ ASEAN-Ấn Độ (AISTDF), cũng như qua hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các sáng kiến nghiên cứu và phát triển;
Cam kết hợp tác chặt chẽ về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và ủng hộ vai trò của nhau ở cấp độ toàn cầu cũng như phối hợp thúc đẩy và củng cố các cơ chế đa kênh và thu nạp ở khu vực, bao gồm việc thúc đẩy mục tiêu chủ nghĩa khu vực mở và nâng cao triển vọng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á;
Thừa nhận vai trò của Đối thoại Đêli như một khuôn khổ kênh 1.5 hàng đầu với ASEAN đóng vai trò trung tâm để thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng;
Đánh giá cao hoạt động của Nhóm các Nhân vật nổi tiếng ASEAN-Ấn Độ (AIEPG) và Báo cáo của Nhóm với các khuyến nghị nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác gần gũi hơn vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung;
Đồng ý thông qua các nội dung sau:
1. Chúng tôi tuyên bố Quan hệ Đối tác ASEAN - Ấn Độ được nâng lên đối tác chiến lược.
2. Chúng tôi sẽ nỗ lực triển khai đầy đủ, hiệu quả và kịp thời quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực chính trị và an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội và hợp tác phát triển, thông qua việc tiếp tục củng cố cơ chế thể chế liên quan và mở rộng mạng lưới giữa các cơ quan chính phủ, nghị sĩ, giới kinh doanh, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, truyền thông, thanh niên và các bên có liên quan khác, nhằm xây dựng một cộng đồng hòa bình, hài hòa, quan tâm và sẻ chia trong khu vực. Theo đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong Đối thoại Delhi.
3. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và hợp tác để thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động triển khai Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung (2010-2015).
4. Ấn Độ sẽ hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với ASEAN nhằm hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. Để củng cố hơn nữa nội dung hợp tác này, chúng tôi nhất trí thành lập Trung tâm ASEAN - Ấn Độ tận dụng các cơ sở và năng lực hiện có.
Hợp tác An ninh và Chính trị
5. Chúng tôi chia sẻ tầm nhìn về một Châu Á hòa bình, thịnh vượng và hồi sinh, đóng góp và thúc đẩy hòa bình và an ninh toàn cầu.
6. Chúng tôi cam kết tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị thông qua các mối giao lưu chặt chẽ và trao đổi đoàn cấp cao, và sẽ tiếp tục củng cố đối thoại và tham vấn song phương và đa phương thường kỳ ở các cấp khác nhau về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
7. Chúng tôi sẽ tận dụng các tiến trình khu vực hiện có do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) để thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc phòng và quân sự, và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để thúc đẩy đối thoại và tham vấn xây dựng về các vấn đề chính trị và an ninh.
8. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác an ninh và chia sẻ thông tin thông qua các đối thoại an ninh cấp cao thường kỳ nhằm giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia, và tăng cường thực hiện hiệu quả Tuyên bố chung ASEAN-Ấn Độ về Hợp tác Chống Khủng bố Quốc tế.
9. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải và tự do hàng hải, sự an toàn của các tuyến giao thông biển bảo đảm thương mại không bị cản trở phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
10. Chúng tôi nhất trí thúc đẩy hợp tác biển, bao gồm thông qua việc tham gia Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và cơ chế mở rộng của diễn đàn, để giải quyết các thách thức chung về các vấn đề trên biển, bao gồm cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường biển, an ninh biển, kết nối trên biển, tự do hàng hải, đánh bắt cá, và các lĩnh vực hợp tác khác.
Hợp tác Kinh tế
11. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết kinh tế khu vực, chúng tôi cam kết nỗ lực đẩy mạnh hợp tác kinh tế và gắn kết với cấu trúc kinh tế khu vực đang nổi lên, bao gồm tổ chức các đối thoại kinh tế chiến lược đa ngành.
12. Chúng tôi cam kết tăng kim ngạch thương mại thông qua Khu vực Mậu dịch Tự do (FTA) và hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế thương mại trong khuôn khổ đối tác chiến lược thông qua việc mở rộng các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại. Theo đó, chúng tôi cam kết đạt mục tiêu 100 tỷ USD kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ vào năm 2015, đồng thời tăng các hạng mục miễn thuế vào các năm sau đó.
13. Chúng tôi cam kết thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ với một thị trường gần 1,8 tỷ dân và tổng GDP đạt 3.800 tỷ USD. Theo đó, chúng tôi hoan nghênh việc kết thúc thành công đàm phán các Hiệp định ASEAN-Ấn Độ về Thương mại Dịch vụ và Đầu tư. Việc ký các Hiệp định này sẽ tạo thuận lợi cho tăng cường liên kết kinh tế ASEAN - Ấn Độ và đóng góp vào liên kết kinh tế chung ở Đông Á.
14. Chúng tôi cam kết thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp, bao gồm thông qua thiết lập một khuôn khổ cần thiết để củng cố sự tham gia của khu vực tư nhân và các mối liên kết đối tác công - tư. Nhận thức được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong khu vực, chúng tôi cũng cam kết khuyến khích sự hợp tác trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
15. Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng lâu dài ở khu vực, và việc sử dụng các công nghệ phù hợp để phục vụ mục đích này, và theo đó, chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, và hợp tác giữa các trung tâm năng lượng tại ASEAN và Ấn Độ.
16. Chúng tôi khuyến khích hợp tác hơn nữa giữa ASEAN và Ấn Độ để hỗ trợ phát triển tiểu vùng bao gồm trong khuôn khổ Hợp tác Mekong-Sông Hằng (MGC), Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa ngành, Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN gồm Brunei-Indonesia-Malaysia-Phillippines (BIMP-EAGA), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, Tam giác phát triển Indonesia-Malaysia-Thái Lan (IMT-GT), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và Hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong (AMBDC), và các khu vực khác.
Hợp tác Văn hóa-Xã hội và Hợp tác Phát triển
17. Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác văn hóa - xã hội và thúc đẩy giao lưu nhân dân thông qua gia tăng các trao đổi văn hóa, giáo dục, thanh niên, thể thao, các ngành công nghiệp sáng tạo, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và phần mềm, phát triển nguồn nhân lực và trao đổi học giả. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường trao đổi giữa các nghị sĩ, nhà báo, học giả và các viện nghiên cứu kênh II như Mạng lưới các viện nghiên cứu.
18. Chúng tôi khuyến khích việc nghiên cứu, xây dựng tư liệu và quảng bá kiến thức về các mối quan hệ văn minh giữa ASEAN và Ấn Độ.
19. Chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực để bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các biểu tượng và công trình đại diện cho mối liên hệ văn minh giữa ASEAN và Ấn Độ, bao gồm Đền Angkor Wat ở Campuchia, Đền Borobudur ở Inđônêxia, Wat Phu ở Lào, Bagan ở Myanmar, các Công viên Lịch sử Sukhothai, Phimai, và Phanom Rung ở Thái Lan, và Mỹ Sơn ở Việt Nam.
20. Chúng tôi cam kết hợp tác để vượt qua các thách thức như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, đô thị hóa nhanh, thiên tai, an ninh lương thực, lạm dụng ma túy, thông qua hợp tác khu vực cũng như tham gia các sáng kiến toàn cầu liên quan.
21. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác trong thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, thông qua hỗ trợ thực hiện hiệu quả và kịp thời Kế hoạch Công tác của Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn II (2009-2015) và Chương trình Nghị sự Phnôm Pênh về Xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm tăng cường xây dựng năng lực, phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và các viện nghiên cứu nhằm đóng góp cho liên kết ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
22. Chúng tôi đánh giá cao cam kết của Ấn Độ tiếp tục chú trọng đối với các nước CLMV như là cầu nối giữa ASEAN và Ấn Độ bằng việc nhấn mạnh trọng tâm vào phát triển nguồn nhân lực và các sáng kiến điện tử về xây dựng năng lực, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, đào tạo tiếng Anh. Chúng tôi ủng hộ việc Ấn Độ mời hợp lực trong Hợp tác Sông Hằng - Sông Mekong từ 1 triệu USD hàng năm của Quỹ Ấn Độ-CLMV.
Kết nối
23. Chúng tôi cam kết tăng cường kết nối ASEAN thông qua hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và Kế hoạch Tổng thể ASEAN về Khoa học Công nghệ 2015. Theo đó, chúng tôi khuyến khích Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN phối hợp chặt chẽ với Nhóm công tác liên Bộ của Ấn Độ về Kết nối ASEAN để tăng cường kết nối hàng không, hàng hải, đường bộ và kết nối số ở ASEAN và giữa ASEAN và Ấn Độ, thông qua các dự án kết nối ASEAN - Ấn Độ thông qua các dự án kết nối ASEAN-Ấn Độ. Chúng tôi cũng quyết tâm hợp tác và tận dụng các nguồn lực sẵn có, bao gồm trợ giúp kỹ thuật và tài chính, đầu tư và đối tác công - tư để đạt được kết nối về hạ tầng, thể chế và nhân dân giữa ASEAN và Ấn Độ.
24. Chúng tôi cam kết hỗ trợ hoàn thành dự án đường cao tốc nối Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan và mở rộng đến Lào và Campuchia, và dự án đường cao tốc mới nối Ấn Độ-Myanmar-Lào-Việt Nam-Campuchia, và xây dựng Hành lang Kinh tế Mekong-Ấn Độ nối Đông Nam Á với Nam Á ở miền Đông Ấn Độ nhằm tiếp thêm động lực các mối quan hệ về thương mại và đầu tư ngày càng tăng giữa ASEAN và Ấn Độ.
Cấu trúc khu vực
25. Chúng tôi cam kết vì một môi trường khu vực hòa bình và ổn định để phát triển bền vững ở khu vực. Ấn Độ khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình, bao gồm Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) và các tiến trình khu vực khác.
26. Chúng tôi kêu gọi xây dựng các sáng kiến cụ thể để đạt các mục tiêu của Tuyên bố Tầm nhìn này, sẽ được tài trợ bởi Quỹ Hợp tác ASEAN - Ấn Độ (AICF), Quỹ Xanh ASEAN - Ấn Độ (AIGF) và Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ ASEAN - Ấn Độ (AISTDF).
Thông qua tại New Delhi, Cộng hòa Ấn Độ, ngày 20/12/2012./.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố:
"Chúng tôi, những Người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng hòa Ấn Độ, gặp nhau tại N Đêli, Ấn Độ, ngày 20/12/2012, để kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại ASEAN-Ấn Độ với chủ đề "Đối tác ASEAN-Ấn Độ vì Hòa bình và Thịnh vượng chung;"
Thừa nhận rằng nền các văn minh ASEAN và Ấn Độ đã được vun đắp thông qua các mối giao lưu văn hóa trong nhiều thiên niên kỷ, sự giao thoa của tri thức và tư tưởng, hàng hóa và tôn giáo, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác hai bên trong một thế giới toàn cầu hóa;
Hài lòng với sự tăng trưởng và tiến triển nhanh chóng của Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ từ khi thiết lập đối tác đối thoại theo lĩnh vực năm 1992;
Ghi nhận việc kết thúc thành công Kế hoạch Hành động đầu tiên giai đoạn 2005-2010 và thực hiện Kế hoạch Hành động mới giai đoạn 2010-2015 để triển khai Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung;
Đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực qua việc Ấn Độ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) năm 2003 và đóng góp tích cực của Ấn Độ trong các cơ chế ASEAN+1, Diễn đàn Khu vực vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+);
Thừa nhận vai trò trung tâm và động lực của ASEAN trong các cấu trúc và thể chế kinh tế và an ninh đang nổi lên ở khu vực, tạo dựng một môi trường khu vực ổn định và hòa bình cần thiết cho phát triển bền vững;
Được khích lệ bởi những tiến bộ trong việc triển khai Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, việc duy trì Hội nghị và Hội chợ Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ thường niên và tái khởi động Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ, giúp tăng cường các mối liên kết thương mại và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ, góp phần vào sự phát triển kinh tế của khu vực và đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Ấn Độ vượt mục tiêu 70 tỷ USD đặt ra cho năm 2012;
Hoanh nghênh sự ủng hộ nhất quán của Ấn Độ dành cho liên kết ASEAN, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và hợp tác ASEAN - Ấn Độ thông qua các đóng góp cho Quỹ Hợp tác ASEAN - Ấn Độ (AICF), Quỹ Xanh ASEAN - Ấn Độ (AIGF), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ ASEAN-Ấn Độ (AISTDF), cũng như qua hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các sáng kiến nghiên cứu và phát triển;
Cam kết hợp tác chặt chẽ về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và ủng hộ vai trò của nhau ở cấp độ toàn cầu cũng như phối hợp thúc đẩy và củng cố các cơ chế đa kênh và thu nạp ở khu vực, bao gồm việc thúc đẩy mục tiêu chủ nghĩa khu vực mở và nâng cao triển vọng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á;
Thừa nhận vai trò của Đối thoại Đêli như một khuôn khổ kênh 1.5 hàng đầu với ASEAN đóng vai trò trung tâm để thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng;
Đánh giá cao hoạt động của Nhóm các Nhân vật nổi tiếng ASEAN-Ấn Độ (AIEPG) và Báo cáo của Nhóm với các khuyến nghị nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác gần gũi hơn vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung;
Đồng ý thông qua các nội dung sau:
1. Chúng tôi tuyên bố Quan hệ Đối tác ASEAN - Ấn Độ được nâng lên đối tác chiến lược.
2. Chúng tôi sẽ nỗ lực triển khai đầy đủ, hiệu quả và kịp thời quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực chính trị và an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội và hợp tác phát triển, thông qua việc tiếp tục củng cố cơ chế thể chế liên quan và mở rộng mạng lưới giữa các cơ quan chính phủ, nghị sĩ, giới kinh doanh, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, truyền thông, thanh niên và các bên có liên quan khác, nhằm xây dựng một cộng đồng hòa bình, hài hòa, quan tâm và sẻ chia trong khu vực. Theo đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong Đối thoại Delhi.
3. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và hợp tác để thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động triển khai Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung (2010-2015).
4. Ấn Độ sẽ hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với ASEAN nhằm hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. Để củng cố hơn nữa nội dung hợp tác này, chúng tôi nhất trí thành lập Trung tâm ASEAN - Ấn Độ tận dụng các cơ sở và năng lực hiện có.
Hợp tác An ninh và Chính trị
5. Chúng tôi chia sẻ tầm nhìn về một Châu Á hòa bình, thịnh vượng và hồi sinh, đóng góp và thúc đẩy hòa bình và an ninh toàn cầu.
6. Chúng tôi cam kết tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị thông qua các mối giao lưu chặt chẽ và trao đổi đoàn cấp cao, và sẽ tiếp tục củng cố đối thoại và tham vấn song phương và đa phương thường kỳ ở các cấp khác nhau về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
7. Chúng tôi sẽ tận dụng các tiến trình khu vực hiện có do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) để thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc phòng và quân sự, và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để thúc đẩy đối thoại và tham vấn xây dựng về các vấn đề chính trị và an ninh.
8. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác an ninh và chia sẻ thông tin thông qua các đối thoại an ninh cấp cao thường kỳ nhằm giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia, và tăng cường thực hiện hiệu quả Tuyên bố chung ASEAN-Ấn Độ về Hợp tác Chống Khủng bố Quốc tế.
9. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải và tự do hàng hải, sự an toàn của các tuyến giao thông biển bảo đảm thương mại không bị cản trở phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
10. Chúng tôi nhất trí thúc đẩy hợp tác biển, bao gồm thông qua việc tham gia Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và cơ chế mở rộng của diễn đàn, để giải quyết các thách thức chung về các vấn đề trên biển, bao gồm cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường biển, an ninh biển, kết nối trên biển, tự do hàng hải, đánh bắt cá, và các lĩnh vực hợp tác khác.
Hợp tác Kinh tế
11. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết kinh tế khu vực, chúng tôi cam kết nỗ lực đẩy mạnh hợp tác kinh tế và gắn kết với cấu trúc kinh tế khu vực đang nổi lên, bao gồm tổ chức các đối thoại kinh tế chiến lược đa ngành.
12. Chúng tôi cam kết tăng kim ngạch thương mại thông qua Khu vực Mậu dịch Tự do (FTA) và hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế thương mại trong khuôn khổ đối tác chiến lược thông qua việc mở rộng các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại. Theo đó, chúng tôi cam kết đạt mục tiêu 100 tỷ USD kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ vào năm 2015, đồng thời tăng các hạng mục miễn thuế vào các năm sau đó.
13. Chúng tôi cam kết thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ với một thị trường gần 1,8 tỷ dân và tổng GDP đạt 3.800 tỷ USD. Theo đó, chúng tôi hoan nghênh việc kết thúc thành công đàm phán các Hiệp định ASEAN-Ấn Độ về Thương mại Dịch vụ và Đầu tư. Việc ký các Hiệp định này sẽ tạo thuận lợi cho tăng cường liên kết kinh tế ASEAN - Ấn Độ và đóng góp vào liên kết kinh tế chung ở Đông Á.
14. Chúng tôi cam kết thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp, bao gồm thông qua thiết lập một khuôn khổ cần thiết để củng cố sự tham gia của khu vực tư nhân và các mối liên kết đối tác công - tư. Nhận thức được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong khu vực, chúng tôi cũng cam kết khuyến khích sự hợp tác trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
15. Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng lâu dài ở khu vực, và việc sử dụng các công nghệ phù hợp để phục vụ mục đích này, và theo đó, chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, và hợp tác giữa các trung tâm năng lượng tại ASEAN và Ấn Độ.
16. Chúng tôi khuyến khích hợp tác hơn nữa giữa ASEAN và Ấn Độ để hỗ trợ phát triển tiểu vùng bao gồm trong khuôn khổ Hợp tác Mekong-Sông Hằng (MGC), Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa ngành, Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN gồm Brunei-Indonesia-Malaysia-Phillippines (BIMP-EAGA), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, Tam giác phát triển Indonesia-Malaysia-Thái Lan (IMT-GT), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và Hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong (AMBDC), và các khu vực khác.
Hợp tác Văn hóa-Xã hội và Hợp tác Phát triển
17. Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác văn hóa - xã hội và thúc đẩy giao lưu nhân dân thông qua gia tăng các trao đổi văn hóa, giáo dục, thanh niên, thể thao, các ngành công nghiệp sáng tạo, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và phần mềm, phát triển nguồn nhân lực và trao đổi học giả. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường trao đổi giữa các nghị sĩ, nhà báo, học giả và các viện nghiên cứu kênh II như Mạng lưới các viện nghiên cứu.
18. Chúng tôi khuyến khích việc nghiên cứu, xây dựng tư liệu và quảng bá kiến thức về các mối quan hệ văn minh giữa ASEAN và Ấn Độ.
19. Chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực để bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các biểu tượng và công trình đại diện cho mối liên hệ văn minh giữa ASEAN và Ấn Độ, bao gồm Đền Angkor Wat ở Campuchia, Đền Borobudur ở Inđônêxia, Wat Phu ở Lào, Bagan ở Myanmar, các Công viên Lịch sử Sukhothai, Phimai, và Phanom Rung ở Thái Lan, và Mỹ Sơn ở Việt Nam.
20. Chúng tôi cam kết hợp tác để vượt qua các thách thức như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, đô thị hóa nhanh, thiên tai, an ninh lương thực, lạm dụng ma túy, thông qua hợp tác khu vực cũng như tham gia các sáng kiến toàn cầu liên quan.
21. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác trong thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, thông qua hỗ trợ thực hiện hiệu quả và kịp thời Kế hoạch Công tác của Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn II (2009-2015) và Chương trình Nghị sự Phnôm Pênh về Xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm tăng cường xây dựng năng lực, phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và các viện nghiên cứu nhằm đóng góp cho liên kết ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
22. Chúng tôi đánh giá cao cam kết của Ấn Độ tiếp tục chú trọng đối với các nước CLMV như là cầu nối giữa ASEAN và Ấn Độ bằng việc nhấn mạnh trọng tâm vào phát triển nguồn nhân lực và các sáng kiến điện tử về xây dựng năng lực, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, đào tạo tiếng Anh. Chúng tôi ủng hộ việc Ấn Độ mời hợp lực trong Hợp tác Sông Hằng - Sông Mekong từ 1 triệu USD hàng năm của Quỹ Ấn Độ-CLMV.
Kết nối
23. Chúng tôi cam kết tăng cường kết nối ASEAN thông qua hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và Kế hoạch Tổng thể ASEAN về Khoa học Công nghệ 2015. Theo đó, chúng tôi khuyến khích Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN phối hợp chặt chẽ với Nhóm công tác liên Bộ của Ấn Độ về Kết nối ASEAN để tăng cường kết nối hàng không, hàng hải, đường bộ và kết nối số ở ASEAN và giữa ASEAN và Ấn Độ, thông qua các dự án kết nối ASEAN - Ấn Độ thông qua các dự án kết nối ASEAN-Ấn Độ. Chúng tôi cũng quyết tâm hợp tác và tận dụng các nguồn lực sẵn có, bao gồm trợ giúp kỹ thuật và tài chính, đầu tư và đối tác công - tư để đạt được kết nối về hạ tầng, thể chế và nhân dân giữa ASEAN và Ấn Độ.
24. Chúng tôi cam kết hỗ trợ hoàn thành dự án đường cao tốc nối Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan và mở rộng đến Lào và Campuchia, và dự án đường cao tốc mới nối Ấn Độ-Myanmar-Lào-Việt Nam-Campuchia, và xây dựng Hành lang Kinh tế Mekong-Ấn Độ nối Đông Nam Á với Nam Á ở miền Đông Ấn Độ nhằm tiếp thêm động lực các mối quan hệ về thương mại và đầu tư ngày càng tăng giữa ASEAN và Ấn Độ.
Cấu trúc khu vực
25. Chúng tôi cam kết vì một môi trường khu vực hòa bình và ổn định để phát triển bền vững ở khu vực. Ấn Độ khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình, bao gồm Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) và các tiến trình khu vực khác.
26. Chúng tôi kêu gọi xây dựng các sáng kiến cụ thể để đạt các mục tiêu của Tuyên bố Tầm nhìn này, sẽ được tài trợ bởi Quỹ Hợp tác ASEAN - Ấn Độ (AICF), Quỹ Xanh ASEAN - Ấn Độ (AIGF) và Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ ASEAN - Ấn Độ (AISTDF).
Thông qua tại New Delhi, Cộng hòa Ấn Độ, ngày 20/12/2012./.
(TTXVN)