Ngày 2/6, với 152 phiếu thuận và 293 phiếu chống, Hạ viện Nhật Bản đã bác bỏ bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với nội các của Thủ tướng Naoto Kan do phe đối lập đệ trình một ngày trước đó.
Quyết định này của Hạ viện đã giúp Thủ tướng Kan duy trì vị trí người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, một câu hỏi mới được đặt ra là: Thủ tướng Kan sẽ giữ chiếc ghế này đến khi nào?
Tuyên bố làm thay đổi cục diện
Ba đảng đối lập gồm Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Công Minh và Đảng của bạn (YP) đã đệ trình lên Hạ viện bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Kan hôm 1/6. Nếu bản kiến nghị này được thông qua, Thủ tướng Kan chỉ có hai lựa chọn: hoặc từ chức cùng với nội các, hoặc giải tán Hạ viện để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Nếu cuộc bầu cử Hạ viện được tổ chức vào thời điểm hiện nay, nhiều khả năng Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền sẽ bị thất bại nặng nề do tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Kan cũng như DPJ đang rất thấp và do nhiều nghị sỹ của DPJ mới được bầu trong cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 8/2009 nên chưa khẳng định được chỗ đứng. Do vậy, kịch bản này rất khó xảy ra. Nó chỉ được ban lãnh đạo DPJ sử dụng làm con bài để ngăn chặn các cuộc nổi loạn của các nghị sỹ trong đảng.
Bên cạnh đó, một vấn đề mang tính kỹ thuật là việc tổ chức bầu cử không thể tiến hành tại các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa vừa qua trong bối cảnh Quốc hội mới thông qua dự luật đặc biệt để tạm hoãn các cuộc bầu cử địa phương ở các khu vực này. Vì vậy, nhiều khả năng Thủ tướng Kan chỉ còn một lựa chọn duy nhất là từ chức nếu phe đối lập thành công trong việc thúc đẩy Hạ viện thông qua bản kiến nghị này.
Mặc dù DPJ hiện đang kiểm soát Hạ viện nhưng Thủ tướng Kan vẫn có thể phải từ chức nếu các nghị sỹ đối lập và khoảng 80 nghị sỹ của DPJ bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị trên. Cho đến trước cuộc họp của các nghị sỹ Hạ viện thuộc DPJ sáng 2/6, có một số lượng đáng kể nghị sỹ thuộc đảng này, nhất là những người có quan hệ gần gũi với cựu Tổng Thư ký Ichiro Ozawa - đối thủ của Thủ tướng Kan trong cuộc bầu cử Chủ tịch DPJ vào giữa tháng 9/2011, có kế hoạch ủng hộ bản kiến nghị này.
Theo hãng tin Kyodo, có ít nhất 50 nghị sỹ thân cận với ông Ozawa sẽ bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị do phe đối lập đệ trình và có khả năng các nghị sỹ khác của DPJ cũng sẽ hành động như vậy.
Trước đó một ngày, Hạ nghị sỹ Yukio Hatoyama, người tiền nhiệm của Thủ tướng Kan và hiện đang lãnh đạo phái lớn thứ 2 ở DPJ, cũng bày tỏ ý định bỏ phiếu tán thành. Điều này khiến nhiều người lo ngại Thủ tướng Kan sẽ không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Thủ tướng Kan đã cam kết sẽ từ chức sau khi đạt được những tiến bộ rõ ràng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima và tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3. Ông cũng khẳng định mong muốn “thế hệ trẻ hơn sẽ tiếp quản nhiệm vụ này sau khi ông đã hoàn thành vai trò mà mình giữ” trong việc tái thiết đất nước.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tuyên bố vào phút chót này của Thủ tướng Kan đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nghị sỹ, trong đó có cựu Thủ tướng Hatoyama. Sau khi tuyên bố trên của Thủ tướng Kan, cựu Thủ tướng Hatoyama đã kêu gọi các nghị sỹ DPJ bỏ phiếu chống lại bản kiến nghị của phe đối lập. Kết quả là ông Hatoyama và hầu hết các nghị sỹ DPJ đã bỏ phiếu phủ quyết bản kiến nghị, trong khi chỉ có hai nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ. Riêng ông Ozawa và một số nghị sỹ thân cận không tham gia vào cuộc bỏ phiếu này.
Trước những diễn biến mới trong nội bộ DPJ, Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) đã quyết định bỏ phiếu trắng, trong khi Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) đã không tham gia bỏ phiếu.
Khi nào Thủ tướng Kan từ chức?
Mặc dù cam kết từ chức nhưng các phát biểu của Thủ tướng Kan về vấn đề này vẫn còn rất mơ hồ. Vì vậy, mọi sự chú ý hiện nay đổ dồn vào câu hỏi khi nào Thủ tướng Kan sẽ từ chức.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, cựu Thủ tướng Hatoyama cho biết ông và Thủ tướng Kan đã đạt được thỏa thuận về việc Thủ tướng Kan sẽ từ chức sau khi việc soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ 2 trong tài khóa 2011 trở nên rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Kan có thể sẽ phải từ chức vào mùa Hè này.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký DPJ Katsuya Okada cho biết thỏa thuận giữa Thủ tướng Kan và người tiền nhiệm Hatoyama chỉ nói rằng việc soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung lần 2 là một nhân tố “quan trọng” nhưng không phải là điều kiện để ông Kan từ chức.
Trong khi đó, Thủ tướng Kan cho biết ông sẽ cân nhắc kéo dài kỳ họp hiện nay của Quốc hội, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 22/6, để thảo luận với các đảng đối lập, trong đó có LDP và Đảng Công minh, về việc soạn thảo ngân sách trên.
Trên thực tế, nhiều đảng viên DPJ không muốn tạo ra sự thay đổi trong vị trí người đứng đầu Chính phủ trong bối cảnh thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 đã gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với khu vực Đông Bắc nước này và cuộc khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn chưa có hồi kết.
Sáng 30/5, Phó Chánh Văn phòng Nội các Yoshito Sengoku, cánh tay phải đắc lực của Thủ tướng Kan và đang giữ chức quyền Chủ tịch DPJ, nói: “Tai nạn hạt nhân (Fukushima) không đơn giản đến mức một sự thay đổi trong chính phủ sẽ giúp cải thiện tình hình ở một mức độ nào đó. Tôi cho rằng đó là một sự thay đổi đột ngột phi logic."
Một lý do khác khiến nhiều người không muốn Thủ tướng Kan từ chức đó là chính trường Nhật Bản đã rơi vào tình trạng bất ổn kể từ năm 2006 khi có tới bốn thủ tướng đã phải từ chức sau khoảng một năm nắm quyền. Điều này đã làm ảnh hưởng tới vị thế và hình ảnh của Nhật Bản trên trường quốc tế cũng như việc thực hiện chính sách ngoại giao của nước này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ đối với nội các vẫn rất thấp và phe đối lập đang kiểm soát Thượng viện, nhiều người lo ngại sức ép đòi Thủ tướng Kan từ chức ngay lập tức sẽ tiếp tục tăng.
Phát biểu trong phiên tranh luận với Thủ tướng Kan tại Quốc hội, Chủ tịch LDP Tanigaki nói: “Nếu bạn từ chức, sẽ có rất nhiều cách để các đảng cầm quyền và đối lập trở nên đoàn kết hơn nhằm tạo ra một Nhật Bản mới”. Trong khi đó, ông Ozawa và các đồng minh của mình đã nói bóng gió về khả năng thành lập một đảng mới nếu bản kiến nghị bất tín nhiệm bị phủ quyết. Nếu điều này xảy ra, liên minh cầm quyền sẽ bị suy yếu đáng kể.
Hãng tin Kyodo dẫn lời nhà phân tích chính trị Minoru Morita nói việc Thủ tướng Kan từ chức chỉ còn là “vấn đề thời gian.” Theo ông Morita, thách thức tiếp theo của Thủ tướng Kan và nội các sẽ là khi bản kiến nghị khiển trách được (phe đối lập) trình lên Thượng viện, trong khi khả năng một số nghị sỹ thân cận với ông Ozawa ly khai khỏi đảng sẽ làm suy yếu hơn nữa DPJ.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản nhận định có khả năng Thủ tướng Kan sẽ từ chức vào cuối tháng 6 hoặc tháng 7/2011. Điều này có thể sẽ đẩy chính trường Nhật Bản rơi vào vòng xoáy bất ổn mới trong bối cảnh DPJ vẫn bế tắc trong việc tìm kiếm người thay thế Thủ tướng Kan và nội bộ đảng này đang bị chia rẽ./.
Quyết định này của Hạ viện đã giúp Thủ tướng Kan duy trì vị trí người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, một câu hỏi mới được đặt ra là: Thủ tướng Kan sẽ giữ chiếc ghế này đến khi nào?
Tuyên bố làm thay đổi cục diện
Ba đảng đối lập gồm Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Công Minh và Đảng của bạn (YP) đã đệ trình lên Hạ viện bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Kan hôm 1/6. Nếu bản kiến nghị này được thông qua, Thủ tướng Kan chỉ có hai lựa chọn: hoặc từ chức cùng với nội các, hoặc giải tán Hạ viện để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Nếu cuộc bầu cử Hạ viện được tổ chức vào thời điểm hiện nay, nhiều khả năng Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền sẽ bị thất bại nặng nề do tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Kan cũng như DPJ đang rất thấp và do nhiều nghị sỹ của DPJ mới được bầu trong cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 8/2009 nên chưa khẳng định được chỗ đứng. Do vậy, kịch bản này rất khó xảy ra. Nó chỉ được ban lãnh đạo DPJ sử dụng làm con bài để ngăn chặn các cuộc nổi loạn của các nghị sỹ trong đảng.
Bên cạnh đó, một vấn đề mang tính kỹ thuật là việc tổ chức bầu cử không thể tiến hành tại các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa vừa qua trong bối cảnh Quốc hội mới thông qua dự luật đặc biệt để tạm hoãn các cuộc bầu cử địa phương ở các khu vực này. Vì vậy, nhiều khả năng Thủ tướng Kan chỉ còn một lựa chọn duy nhất là từ chức nếu phe đối lập thành công trong việc thúc đẩy Hạ viện thông qua bản kiến nghị này.
Mặc dù DPJ hiện đang kiểm soát Hạ viện nhưng Thủ tướng Kan vẫn có thể phải từ chức nếu các nghị sỹ đối lập và khoảng 80 nghị sỹ của DPJ bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị trên. Cho đến trước cuộc họp của các nghị sỹ Hạ viện thuộc DPJ sáng 2/6, có một số lượng đáng kể nghị sỹ thuộc đảng này, nhất là những người có quan hệ gần gũi với cựu Tổng Thư ký Ichiro Ozawa - đối thủ của Thủ tướng Kan trong cuộc bầu cử Chủ tịch DPJ vào giữa tháng 9/2011, có kế hoạch ủng hộ bản kiến nghị này.
Theo hãng tin Kyodo, có ít nhất 50 nghị sỹ thân cận với ông Ozawa sẽ bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị do phe đối lập đệ trình và có khả năng các nghị sỹ khác của DPJ cũng sẽ hành động như vậy.
Trước đó một ngày, Hạ nghị sỹ Yukio Hatoyama, người tiền nhiệm của Thủ tướng Kan và hiện đang lãnh đạo phái lớn thứ 2 ở DPJ, cũng bày tỏ ý định bỏ phiếu tán thành. Điều này khiến nhiều người lo ngại Thủ tướng Kan sẽ không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Thủ tướng Kan đã cam kết sẽ từ chức sau khi đạt được những tiến bộ rõ ràng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima và tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3. Ông cũng khẳng định mong muốn “thế hệ trẻ hơn sẽ tiếp quản nhiệm vụ này sau khi ông đã hoàn thành vai trò mà mình giữ” trong việc tái thiết đất nước.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tuyên bố vào phút chót này của Thủ tướng Kan đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nghị sỹ, trong đó có cựu Thủ tướng Hatoyama. Sau khi tuyên bố trên của Thủ tướng Kan, cựu Thủ tướng Hatoyama đã kêu gọi các nghị sỹ DPJ bỏ phiếu chống lại bản kiến nghị của phe đối lập. Kết quả là ông Hatoyama và hầu hết các nghị sỹ DPJ đã bỏ phiếu phủ quyết bản kiến nghị, trong khi chỉ có hai nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ. Riêng ông Ozawa và một số nghị sỹ thân cận không tham gia vào cuộc bỏ phiếu này.
Trước những diễn biến mới trong nội bộ DPJ, Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) đã quyết định bỏ phiếu trắng, trong khi Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) đã không tham gia bỏ phiếu.
Khi nào Thủ tướng Kan từ chức?
Mặc dù cam kết từ chức nhưng các phát biểu của Thủ tướng Kan về vấn đề này vẫn còn rất mơ hồ. Vì vậy, mọi sự chú ý hiện nay đổ dồn vào câu hỏi khi nào Thủ tướng Kan sẽ từ chức.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, cựu Thủ tướng Hatoyama cho biết ông và Thủ tướng Kan đã đạt được thỏa thuận về việc Thủ tướng Kan sẽ từ chức sau khi việc soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ 2 trong tài khóa 2011 trở nên rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Kan có thể sẽ phải từ chức vào mùa Hè này.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký DPJ Katsuya Okada cho biết thỏa thuận giữa Thủ tướng Kan và người tiền nhiệm Hatoyama chỉ nói rằng việc soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung lần 2 là một nhân tố “quan trọng” nhưng không phải là điều kiện để ông Kan từ chức.
Trong khi đó, Thủ tướng Kan cho biết ông sẽ cân nhắc kéo dài kỳ họp hiện nay của Quốc hội, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 22/6, để thảo luận với các đảng đối lập, trong đó có LDP và Đảng Công minh, về việc soạn thảo ngân sách trên.
Trên thực tế, nhiều đảng viên DPJ không muốn tạo ra sự thay đổi trong vị trí người đứng đầu Chính phủ trong bối cảnh thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 đã gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với khu vực Đông Bắc nước này và cuộc khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn chưa có hồi kết.
Sáng 30/5, Phó Chánh Văn phòng Nội các Yoshito Sengoku, cánh tay phải đắc lực của Thủ tướng Kan và đang giữ chức quyền Chủ tịch DPJ, nói: “Tai nạn hạt nhân (Fukushima) không đơn giản đến mức một sự thay đổi trong chính phủ sẽ giúp cải thiện tình hình ở một mức độ nào đó. Tôi cho rằng đó là một sự thay đổi đột ngột phi logic."
Một lý do khác khiến nhiều người không muốn Thủ tướng Kan từ chức đó là chính trường Nhật Bản đã rơi vào tình trạng bất ổn kể từ năm 2006 khi có tới bốn thủ tướng đã phải từ chức sau khoảng một năm nắm quyền. Điều này đã làm ảnh hưởng tới vị thế và hình ảnh của Nhật Bản trên trường quốc tế cũng như việc thực hiện chính sách ngoại giao của nước này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ đối với nội các vẫn rất thấp và phe đối lập đang kiểm soát Thượng viện, nhiều người lo ngại sức ép đòi Thủ tướng Kan từ chức ngay lập tức sẽ tiếp tục tăng.
Phát biểu trong phiên tranh luận với Thủ tướng Kan tại Quốc hội, Chủ tịch LDP Tanigaki nói: “Nếu bạn từ chức, sẽ có rất nhiều cách để các đảng cầm quyền và đối lập trở nên đoàn kết hơn nhằm tạo ra một Nhật Bản mới”. Trong khi đó, ông Ozawa và các đồng minh của mình đã nói bóng gió về khả năng thành lập một đảng mới nếu bản kiến nghị bất tín nhiệm bị phủ quyết. Nếu điều này xảy ra, liên minh cầm quyền sẽ bị suy yếu đáng kể.
Hãng tin Kyodo dẫn lời nhà phân tích chính trị Minoru Morita nói việc Thủ tướng Kan từ chức chỉ còn là “vấn đề thời gian.” Theo ông Morita, thách thức tiếp theo của Thủ tướng Kan và nội các sẽ là khi bản kiến nghị khiển trách được (phe đối lập) trình lên Thượng viện, trong khi khả năng một số nghị sỹ thân cận với ông Ozawa ly khai khỏi đảng sẽ làm suy yếu hơn nữa DPJ.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản nhận định có khả năng Thủ tướng Kan sẽ từ chức vào cuối tháng 6 hoặc tháng 7/2011. Điều này có thể sẽ đẩy chính trường Nhật Bản rơi vào vòng xoáy bất ổn mới trong bối cảnh DPJ vẫn bế tắc trong việc tìm kiếm người thay thế Thủ tướng Kan và nội bộ đảng này đang bị chia rẽ./.
Thanh Tùng (Vietnam+)